1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bán hạ bắc vị thuốc vàng trừ đờm, chống nôn

Từ lâu, Bán hạ bắc được xem là dược liệu quý trong Đông y. Vị thuốc này có tác dụng tiêu đờm, chống nôn rất hiệu quả, được dùng phổ biến trong các bài thuốc trong YHCT để chữa ho, tiêu hóa kém…

Bán hạ bắc vị thuốc trừ đờm

Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại thảo dược này.

1.Giới thiệu chung về Bán hạ bắc

  • Tên gọi khác: Địa văn, Hòa cô, Thủy ngọc, Thủ điền, Thị cô …
  • Tên khoa học Pinelliae ternata (Thunb.) Makino Họ: Họ Ráy (Araceae).

1.Mô tả đặc điểm thực vật:

Theo Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cây thảo, sống lâu năm là loại thân củ. Củ hình tròn dẹt hoặc tròn cầu.

  • Lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà lá có khác nhau về hình dạng. Cuống lá dài, xanh, nhẵn bóng không có lông. về mùa xuân cây mọc 1 – 2 lá, Lúc nhỏ có lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyên hoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên. Khi cây 2 – 3 tuổi lá có 3 thùy, xẻ sâu gần giốnglá kép chân vịt có 3 lá chét hình bầu dục hay hình tim phình giữa, 2 đầu nhọn.
  • Hoa: Khi cây khoảng 3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở vào đầu mùa hạ.
  • Cụm hoa hình bông mo dài, màu xanh, trong mo có hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt; hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng
  • Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng.

2.Phân bố và thu hái

Theo tin tức ngành dược cây mọc hoang hay được trồng để làm thuốc, phân bố nhiều ở Trung quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam, Sơn Đông…),  Ở nước ta đa phần dược liệu này đang còn phải nhập của Trung Quốc.

Thường thu hoạch vào mùa hè, chọn củ đào về rửa sạch đất, cắt bỏ vỏ ngoài (màu vàng tro) và rễ tơ phơi khô.

Dược liệu có dạng hình cầu hay cầu dẹt, đường kính 1-2 cm; mặt ngoài trắng hay vàng nhạt; đỉnh có chỗ lõm là sẹo của thân, xung quanh có các vết sẹo, có mùi nhẹ, hăng, vị tê và kích ứng.

Bán hạ thường được bào chế trước khi dùng bằng cách tẩm với tẩm Gừng và phèn chua hoặc Cam thảo, Bồ kết.

2.Bộ phận làm thuốc, bào chế

  • Bộ phận được dùng làm vị thuốc là thân rễ đã phơi hay sấy khô gọi là củ.
  • Bán hạ bắc dùng sống có độc, vì vậy cần phải bào chế.

Cách bào chế như sau:

1.Pháp Bán hạ

Bán hạ rửa sạch ngâm nước chừng 10 ngày cho đến khi bột trắng nổi lên thì vớt ra, rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (cứ 50 kg Bán hạ cho 1 kg Bạch phàn). Ngâm thêm 1 ngày rồi lại thay nước, đến khi nhấm vào miệng không còn cảm giác tê cay thì vớt ra, phơi trong râm (tránh nắng).Hoặc: giã dập Cam thảo hòa với nước vôi, lắng gạn bỏ cặn rồi để Bán hạ vào ngâm. Khuấy đảo trộn hằng ngày cho đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong, vớt ra đem phơi trong râm đến khô (cứ 25 kg Bán hạ thì dùng 4 kg Cam thảo và 5 kg vôi cục)

Dược liệu sau khi chế có hình hơi tròn Bên ngoài có màu vàng nhạt, vàng hoặc vàng nâu, nhẵn cứng, bên trong có màu vàng đến vàng nâu, vị hơi ngọt, hơi se.

2.Khương Bán hạ

Dược liệu sống sau khi được bào chế thành Pháp Bán hạ (khi vị dược liệu không còn cay), thêm lát gừng tươi và Bạch phàn vào đun đến khi thấm đều. Lấy dược liệu ra phơi ráo nước, cắt thành từng miếng và đem phơi khô; (Cứ 50 kg Bán hạ thì dùng 12,5 kg Gừng sống; 6,5 g Bạch phàn) (Dược Tài Học).

Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình chữ nhật hoặc hơi tròn. Ở ngoài màu nâu đến nâu đen. Có bề mặt cứng, nhẵn và bóng láng, bên trong màu nâu vàng nhạt. Có mùi thơm nhẹ, có vị tê nhẹ, có chất nhầy khi nhai.

3.Thanh Bán hạ

Dược liệu sống sau khi được bào chế thành Pháp Bán hạ, thêm Bạch phàn và nước sạch đem đun kỹ rồi đem phơi ráo, ủ ấm và cắt thành miếng. Giai đoạn cuối cùng là phơi khô trong bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời; (cứ 50 kg Bán hạ thì dùng 6,5 kg Bạch phàn) (Dược Tài Học).

Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ, có hình thoi hơi tròn hoặc hình chữ nhật. mặt ngoài có màu nâu hoặc nâu nhạt, có một số đốm nhỏ màu trắng và những đường vạch ngắn, những vân đỏ tía dưới lớp bần còn lại. có mặt nhẵn, chất cứng, dễ gãy. Có màu nhạt, vị hơi mặn, se và tê.

4.Bán hạ khúc

Bán hạ sống đồ vào nồi nước, cho một chút phèn chua đun sôi ngâm 1 đêm, hôm sau lại đun nước khác để thay nước cũ đi, làm như vậy sau 7 ngày 7 đêm, rồi đem phơi khô, tán bột.Dùng nước Gừng hòa với hồ làm thành bánh đem sao vàng

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránhẩm mốc, mối mọt.

5.Thành phần hóa học

Dược liệu có các thành phần sau:

Có alkaloid (inosin, guanosin, adenosin, uridin), lectin,acid béo (acid linoleic, acid pinellic, acid palmiti,), cerebrosid (pinellosid),tinh dầu (3-methyleicosan, butyl ethylen ether), flavonoid, sterol và các phenylpropanoid.

3.Công dụng- Tác dụng:

1.Y học cổ truyền

Dược liệu có vị cây, tính ấm, có độc. Vào 3 kinh Phế, tỳ, vị.

Công năng: Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ.

Công dụng: Ho có đờm, nôn mửa, đờm hạch, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

2.Y học hiện đại

  1. Cầm nôn: Bán hạ bắc (Khương Bán hạ) chế thành viên hoàn và nước sắc dược liệu có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng hay bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhưng Bán hạ sống thì ngược lại, có tác dụng kích thích gây nôn.
  2. Giảm ho: Theo Trung Dược Học, các thực nghiệm trên mèo, chuột cống cho thấy vị thuốc của thảo dược này có tác dụng giảm ho, giảm tiết nước bọt, làm chậm quá trình bệnh của con vật.
  3. Giải độc: Đối với các trường hợp nhiễm độc Acetycholin và Strychnin (Trung Dược Học).
  4. Độc tính:

– Nếu ăn Bán hạ sống miệng lưỡi có cảm giác tê.

– Uống liều lớn sẽ làm cho miệng và họng có cảm giác tê cay mạnh, ngứa, nóng bỏng, sưng, muốn nôn, nôn, nói ngọng, khan tiếng, miệng há ra khó.

Trường hợp nặng sẽ bị nghẹt và khó thở dẫn đến tử vong (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Cấp cứu trúng độc Bán hạ:

Phải tuân theo các nguyên tắc cấp cứu nhiễm độc thuốc, Ngoài ra có thể dùng 1 – 2% tannic acid rửa bao tử, cho uống lòng trắng trứng gà, giấm loãng hoặc nước chè (trà) đậm. Hoặc có thể dùng Gừng tươi gia đường sắc uống. Hoặc dùng giấm loãng 30 – 50ml gia ít nước Gừng uống hay ngậm nuốt từ từ, dược liệu bán hạ bắc có vị cay tính ấm

Cấp cứu trúng độc bán hạ thảo

Cách dùng và liều dùng

Vì có nhiều cách chế biến khác nhau nên cách dùng Bán hạ bắc cũng có khác nhau về cách dùng, tùy theo mục đích sử dụng.

  • Pháp Bán hạ dùng khi ho có nhiều đờm, tỳ vị không điều hòa.
  • Thanh Bán hạ dùng khi cơ thể hư nhược, đờm nhiều hoặc trẻ em ăn uống kém, chậm tiêu, ..
  • Khương Bán hạ được dùng trong trường hợp ho, nôn ói.
  • Bán hạ khúc dùng trong các trường hợp kiện tỳ vị, tiêu hóa kém.
  • Còn Bán hạ sống chỉ dùng bên ngoài đắp mụn nhọt sưng đau, không dùng để uống vì gây nôn mạnh.

Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn, tán.

4.Một số bài thuốc kinh nghiệm

1.Chữa trị ho nhiều đờm, ngực đầy, tim tức, nôn ọe, rêu dày mạch hoạt

Bán hạ, Trần bì , Phục linh mỗi vị 8-12g, Cam thảo 4 g.Sắc uống chia 2 lần/ngày uống ngày/1 thang

2.Chữa trị đau đầu, chóng mặt, đờm nhiều, mạch huyền, hoạt do phong đờm 

Bán hạ chế , Bạch linh, Bạch truật mỗi vị 8 – 12g, Thiên ma và Quất hồng mỗi vị 6 – 8g, Cam thảo 2 – 4g. Sắc uống , ngày 1 thang.

3.Chữa trị nôn mửa, tiêu chảy

Bán hạ (sao vàng) 80g, Hoắc hương (lá) 40g, Đinh hương 60g.Đem tán bột. Mỗi lần dùng 15g, thêm 7 lát gừng, sắc uống

 4.Chữa trị đờm nhiều, định chí, an thần, lợi đầu mắt

Bán hạ khúc 120g, Thiên nam tinh ngâm nước sôi 40g, Thần sa, Khô phàn mỗi vị 20g.Đem tất cả tán bột, trộn với nước Gừng làm viên, to bằng hạt ngô đồng.Uống 1 lần uống 30 viên khi ăn cơm với nước Gừng

5.Chữa trị đờm nhiều, ngực đầy:

 Bán hạ và Nhuyễn thần sa mỗi vị 40g.Hỗn hợp đem tán nhuyễn, rồi trộn với nước gừng và đem làm thành viên nhỏ.Uống mỗi lần là 1 muỗng canh thuốc uống với nước gừng;

 6.Chữa trị bọ cạp, ong đốt

Sử dụng Bán hạ tán bột trộn nước xức vào (Tiền Tướng Công Khiếp Trung Phương).

7.Chữa trị chóng mặt do nấc cụt, phong đàm, gương mặt xanh xao và mạch huyền:

Dùng Bán hạ sống, hàn thủy mạch nướng và thiên nam tinh sống mỗi vị 40g.Hỗn hợp đem tán nhuyễn và trộn với nước tạo thành hỗn hợp dạng bột, đun sôi đến khi vị thuốc nổi lên trên thì đem ra giã nát và làm thành viên kích thích như hạt bắp.Uống mỗi lần là 50 viên, uống cùng nước gừng;

Chữa trị chóng mặt

5.Những lưu ý khi sử dụng

  1. Không nên kết hợp dược liệu này với Tạo giác.
  2. Dược liệu tác dụng phản Ô đầu.
  3. Dược liệu này tương kỵ máu dê, Hải tảo, Mạch nha, Đường.
  4. Dược liệu sợ Hùng hoàng, Gừng sống, Gừng khô, Tần bì, Quy giáp.
  5. Không nên dùng cho Phụ nữ có thai, nhiệt trong cơ thể nhiều (sốt kèm mất nước, da môi khô…)

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội bán hạ bắc là một vị thuốc trong y học cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Với nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Vị thuốc có độc nên để có thể phát huy hết công dụng của dược liệu đối với sức khỏe và những tác dụng không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn nhằm kiểm soát rủi ro trong quá trình sử dụng./.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

Xem thêm: duochocvietnam.edu.vn

Share this post