Song song với việc cuộc sống ngày càng hiện đại và bận rộn, số người mắc bệnh gai cột sống ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì?
- Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh từ cây Bông vang
- Những bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ hoa nhài
Gai cột sống là gì?
Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Gai cột sống là hiện tượng cột sống xuất hiện các gai xương tỏa ra hai bên, là một biểu hiện của thoái hóa cột sống. Các gai cột sống thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng cột sống cổ và cột sống lưng, thường có xu hướng phát triển âm thầm, khó có thể phát hiện.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh gai cột sống?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cột sống xuất hiện các gai và thoái hóa. Một số nguyên nhân phổ biến nhất đã được đúc kết bạn có thể lưu ý bao gồm:
Do tuổi tác: Sự thoái hóa của xương khớp theo thời gian là điều không ai có thể tránh khỏi. Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống đều ở độ tuổi trung niên về già, đã trải qua những giai đoạn lao động vất vả. Cột sống chính là xương sống, là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống xương khớp, đồng thời cũng chịu nhiều áp lực nhiều nhất theo năm tháng.
Tổn thương cột sống trước đó: Một số người đã từng mắc các bệnh lý về xương khớp, từng gặp các tổn thương cột sống trước đó (gãy xương, nứt xương, thoái hóa, viêm xương…) thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường. Những tổn thương xảy ra từ trước đó sẽ khiến cho cột sống mất cấu trúc vững chắc, suy giảm chức năng và thoái hóa nhanh chóng hơn.
Do lắng đọng canxi: Lượng canxi trong cơ thể khi dư thừa quá nhiều sẽ không thể hấp thụ được, canxi không thể chuyển hóa trong cơ thể sẽ lắng đọng lại, lâu dần tạo thành các gai cột sống. Đây là nguyên nhân căn bản nhất gây nên căn bệnh thoái hóa xương khớp.
Vận động nặng, nằm hoặc ngồi sau tư thế: Những đối tượng thường vận động nặng lao động vất vả, hoặc thường xuyên ngồi sai cách đều có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống, dẫn đến gai cột sống. Ngoài ra, những đối tượng mắc bệnh béo phì cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Do yếu tố di truyền: Gai cột sống có khả năng di truyền, tuy nhiên yếu tố này rất thấp. Hầu hết những bệnh nhân mắc gai cột sống đều do quá trình hoạt động và các yếu tố thời gian tác động gây ra.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ, gai cột sống ở những giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng hoặc chỉ có những thay đổi rất nhỏ. Để phát hiện tình trạng bệnh, mỗi người cần chú ý tới những biểu hiện cụ thể dưới đây:
Xuất hiện cảm giác đau đớn ở vùng cổ và thắt lưng: Cảm giác đau đớn này kéo dài, đặc biệt là khi người bệnh hoạt động, xoay người, đứng lên ngồi xuống… Lâu dần, không chỉ ở vùng cột sống mà người bệnh còn xuất hiện cả cảm giác đau đớn ở các chi.
Tê bì hoặc mất cảm giác cột sống: Hiện tượng tê bì cột sống xảy ra thường xuyên, vì sự phát triển của các gai cột sống có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh. Một số người còn có dấu hiệu đôi khi mất hẳn cảm giác ở cột sống, các khu vực quanh cột sống và các chi.
Mất cân bằng cơ thể: Cột sống chính là bộ phận định hình cơ thể, giúp con người có thể đi thẳng. Chính vì vậy khi gặp các vấn đề về cuộc sống không ít người mất đi khả năng cân bằng cơ thể khi di chuyển.
Rối loạn tiểu tiện và đại tiện: Trong trường hợp bệnh diễn biến đến giai đoạn nặng, người bệnh thậm chí có thể bị mất kiểm soát khi đại tiện hoặc tiểu tiện. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở mức độ nguy hiểm cao.
Biến chứng của bệnh gai cột sống
Theo Dược học cổ truyền cho biết, gai cột sống nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đó là:
- Biến chứng đau thần kinh tọa
- Gây đau dây thần kinh liên sườn
- Thoát vị đĩa đệm
- Mất cảm giác ở các chi, tê liệt, tàn phế, bại liệt cả đời
Hy vọng bài viết trên sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích về căn bệnh gai cột sống. Hiểu được bệnh mới có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.