1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Làm sao để ngăn chặn chứng trào ngược dạ dày thực quản?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến trên thế giới gây ra cảm giác rất khó chịu, nêu không được điều trị từ sớm bệnh sẽ để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày đang là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải
Trào ngược dạ dày đang là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải

Nếu bị trào ngược dạ dày nhiều hơn hai lần một tuần, có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng của bệnh bao gồm ợ nóng thường xuyên, khó nuốt, ho hoặc thở khò khè, đau ngực.

Những điều cần biết về chứng trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn và các chất chứa trong dạ dày như axit, men tiêu hóa, hơi… không ở yên trong dạ dày mà dâng trào từng lúc hay thường xuyên lên thực quản, thậm chí lên tới miệng, gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu, họng.

Bệnh trào ngược dạ dày - Thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày – Thực quản

Bất kể ai cũng có thể trở thành đối tượng mắc bệnh trào ngược dạ. Đa phần người mắc bệnh đều cảm thấy khó nuốt, khó thở hoặc tức ngực sau khi sau khi ăn, hoặc ăn nhiều món cay hoặc chất béo.

Tuy nhiên, người thừa cân béo phì, mang thai, mắc bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá thường xuyên là những đối tượng có khả năng cao mắc bệnh trào ngược axit dạ dày.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc tự tạo cho mình thoi quen sống lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa tình trạng ợ nóng, trào ngược axit. Một số cẩm nang sức khỏe dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản: 

  • Tránh nằm sau khi ăn 3 tiếng.
  • Chia thực đơn hàng ngày các bữa nhỏ để ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
  • Mặc quần áo rộng để tránh áp lực lên vùng bụng.
  • Không ăn kiêng hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn quá mức.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Nâng cao phần đầu giường.
  • Hạn chế một số loại thực phẩm có thể gây trào ngược axit và ợ nóng như thức ăn nhiều chất béo hoặc đồ chiên rán, rượu, cà phê, đồ uống có ga, chocolate, tỏi, hành, trái cây có múi, bạc hà, nước sốt cà chua.
Thói quen sinh hoạt là một trong các tác nhân gây bệnh trào dịch dạ dầy
Thói quen sinh hoạt là một trong các tác nhân gây bệnh trào dịch dạ dầy

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị trào ngước axit dạ dày theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích cách tốt nhất để bảo vệ dạ dạy của bạn là tự tập cho mình thói quen sống và cách ăn uống lành mạnh.

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton

Đây được xem là  phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh nhân trào ngược axit dạ dày mạn tính. Theo các chuyên gia Dược học Việt Nam, phương pháp này được xem là an toàn nhất hiện nay, chúng làm giảm việc sản xuất axit dạ dày và bạn chỉ cần thực hiện chúng một lần một ngày để ngăn ngừa các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm cạn kiệt vitamin B12 trong cơ thểNgoài ra, axit dạ dày là một trong những phòng vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, việc giảm bớt loại axit này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gãy xương. Đặc biệt, trào ngược dạ dày còn làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cột sống và cổ tay. Chi phí cho phương pháp điều trị này cũng khá tốn kém (khoảng hơn 100 USD/tháng).

Can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án tốt nhất để điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, phẫu thuật bao đáy vị Nissen là biện pháp điều trị đem lại hiệu quả cao. Thủ thuật này tạo ra một “van chức năng” mới giữa thực quản và dạ dày và ngăn ngừa trào ngược axit từ dạ dày vào thực quản. Bạn sẽ cần phải ở lại bệnh viện từ 1-3 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.

Nguồn : duochocvietnam.edu.vn

Share this post