1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nước trái cây không đường chữa hẵn lành mạnh như bạn tưởng

Nước trái cây không đường “100% tự nhiên”, nguyên chất và không bỏ thêm bất cứ gì, kể cả đường, vẫn không hẳn là một thay thế lành mạnh cho nước ngọt.

Nước trái cây không đường thật ra chứa rất nhiều đường!

Nước trái cây không đường thật ra chứa rất nhiều đường!

Chuyên mục Cẩm nang sức khỏe cập nhật: Nếu uống quá 12 oz (tương đương 355 ml) mỗi ngày, dù là nước trái cây không đường, nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân vẫn tăng đến 24%.

Trong khi đó, uống quá 355 ml soda/ngày chỉ làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân 11%.

Uống nhiều nước trái cây không đường mỗi ngày tăng nguy cơ tử vong

Nguyên nhân là vì nước trái cây không đường thật ra chứa rất nhiều đường! Dù bạn không bỏ thêm tí đường hay siro nào, bản thân trái cây đã có đường. Khi bạn tiêu thụ trái cây theo kiểu nước ép, số trái cây bạn cần nạp vào là rất nhiều so với kiểu ăn trực tiếp. Trong khi đó, việc ép trái cây bỏ đi phần xác chứa nhiều chất xơ có lợi nhưng để lại hầu hết toàn bộ lượng đường trong trái cây đó trong ly nước của bạn.

Nghiên cứu tập trung vào fructose, loại đường giàu trong trái cây và hay được dùng để làm ngọt đồ uống có gas. Tiêu thụ nó làm tăng lipid máu, tăng các dấu hiệu viêm và nguy cơ cao huyết áp. Một loại đường khác cũng hiện hữu là glucose thì liên quan đến tình trạng kháng insulin và tiểu đường. Ngoài ra, nước trái cây hay nước ngọt đều liên quan đến bệnh mạch vành, tình trạng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Tất cả lý giải cho việc chúng làm tăng nguy cơ chết sớm.

Với trẻ em, số nước trái cây tiêu thụ hàng ngày càng nên giảm xuống. Trước đó, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra khuyến nghị chỉ cho trẻ nhỏ tiêu thụ 4-6 oz (118,3 ml – 177,4 ml) nước trái cây 100% tự nhiên mỗi ngày. Với trẻ trên 7 tuổi, giới hạn là 8 oz (236,6ml).

Những điều cần lưu ý khi uống nước ép trái cây

Không uống vào sáng sớm hoặc khi đang đói bụng

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi đang đói bụng hoặc vào lúc sáng sớm, dạ dày của chúng ta gần như trống rỗng và đang có nhu cầu tiêu thụ thức ăn cao. Lúc này nếu sử dụng nước ép trái cây, hàm lượng axit có trong loại thực phẩm này sẽ tăng cao, gây hại cho sức khỏe.

Không nên uống vào lúc vừa mới ăn no

Sau khi ăn no, dạ dày sẽ cần tiêu hóa những thức ăn vừa được nạp vào. Nếu lúc này bạn sử dụng nước ép trái cây thì sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động quá tải từ đó gây ra rất nhiều những ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Sử dụng nước ép trái cây thường xuyên với hàm lượng lớn có thể gây ra tiểu đường

Sử dụng nước ép trái cây thường xuyên với hàm lượng lớn có thể gây ra tiểu đường

Không nên uống quá nhiều

Như ông cha ta vẫn thường nói “bổ quá hóa độc”. Thứ gì nạp quá nhiều đều không tốt và nước ép trái cây cũng vậy. Việc sử dụng nước ép trái cây thường xuyên với hàm lượng lớn có thể gây ra tiểu đường, béo phì, tiêu chảy và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Không nên hâm nóng nước ép trái cây

Dược sĩ, giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bình Thạnh, TPHCM chia sẻ: Một số loại vitamin và dưỡng chất, chẳng hạn như vitamin C, rất dễ bị phân hủy hoặc bay hơi khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, việc hâm nóng nước ép trái cây sẽ gây thất thoát các dưỡng chất nói trên, khiến cho nhiều công dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này trở nên vô hiệu.

Không nên pha nước ép trái cây với sữa

Phần lớn các loại nước ép trái cây đều có chứa thành phần axit tartaric. Loại axit này phản ứng với protein có trong sữa, khiến chúng trở nên khó hấp thu và có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa đối với những người vốn có cơ địa yếu.

 

Share this post