1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dược sĩ chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc kháng sinh

Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh được các chuyên gia liệt kê là không cần thiết? Nhiều người không biết kháng kháng sinh là gì? Hậu quả ra sao nếu người dùng không nắm rõ cách dùng?

Dược sĩ chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc kháng sinh

Dược sĩ chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc kháng sinh

Theo tin tức ngành Dược, sự gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh là 1 trong những thách thức lớn nhất của ngành Y tế hiện nay. Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn biến đổi theo 1 cách nào đó khiến cho kháng sinh bị giảm hoặc mất tác dụng. Lúc đó, vi khuẩn có thể sống sót và phát triển mạnh hơn.

Nếu 1 người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh thì không chỉ việc điều trị cho người đó sẽ gặp khó khăn hơn, mà vi khuẩn kháng thuốc còn có thể lây lan sang người khác.

Khi kháng sinh mất đi tác dụng, hậu quả có thể là: Bệnh lâu hơn, bệnh phức tạp hơn, phải đi khám nhiều lần hơn, phải dùng thuốc có tác dụng mạnh hơn và đắt tiền hơn, nhiều trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn hơn.

Những ví dụ về các loại vi khuẩn có thể kháng kháng sinh bao gồm những loại vi khuẩn gây viêm màng não, nhiễm trùng da, bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi.

Khi nào thì dùng (hoặc không dùng) kháng sinh

Khi nào thì dùng (hoặc không dùng) kháng sinh

Khi nào thì dùng (hoặc không dùng) kháng sinh

Giảng viên Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc có cần dùng kháng sinh hay không tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà người bệnh mắc phải. Chính vì thế phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu người bệnh nghi ngờ mình bị nhiễm trùng.

  • Cảm lạnh và cảm cúm: Những bệnh này thường do vi rút gây ra, chính vì thế kháng sinh sẽ không chữa khỏi bệnh. Hãy hỏi bác sĩ về những thuốc không kê đơn để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Nhớ báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tất cả những thuốc người bệnh đang dùng để tránh những tương tác thuốc có hại.
  • Viêm họng: Vi rút thường là nguyên nhân gây viêm họng, nhưng 1 số trường hợp viêm họng có thể là do vi khuẩn, như viêm họng liên cầu. Bác sĩ có thể nuôi cấy và làm test vi khuẩn trước khi kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân.
  • Viêm xoang: Cả vi rút và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng ở xoang. Nếu người bệnh bị chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh thì có thể cần dùng kháng sinh, vì thế hãy đi khám bác sĩ.
  • Viêm tai: Viêm tai không phải lúc nào cũng cần điều trị kháng sinh, vì cả vi rút và vi khuẩn đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Ho và viêm phế quản: Những bệnh này thường do vi rút gây ra. Tuy nhiên, nếu trước đó người bệnh đã có vấn đề về phổi thì vi khuẩn có thể bội nhiễm và có thể cần đến kháng sinh.

Những nguyên tắc trong sử dụng kháng sinh

  • Hãy đi khám bác sĩ nếu người bệnh bị ho kéo dài, nhất là ho có đờm.
  • Không bao giờ khăng khăng đòi bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho mình.
  • Thực hành đúng theo các kỹ thuật rửa tay để giảm nguy cơ mắc hoặc lây lan nhiễm trùng – tay cần phải được rửa bằng nước ấm và xà phòng trong ít nhất 20 giây.
  • Không dùng kháng sinh để điều trị nhiễm vi rút.
  • Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách thực hiện chế độ ăn cân đối, uống đủ nước, tập luyện và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác.
  • Không dùng kháng sinh còn thừa lại từ lần điều trị trước.
  • Nếu được kê đơn thuốc kháng sinh, cần dùng hết liệu trình cho dù đã cảm thấy đỡ bệnh.

Dùng kháng sinh đúng cách

Khi được kê đơn thuốc chữa bệnh, cần thực hiện đúng những bước sau:

  • Thông báo cho bác sĩ về mọi tình trạng dị ứng mà người bệnh đã từng bị – như dị ứng penicillin—trước khi nhận thuốc kháng sinh. Cũng cần thông báo cho bác sĩ biết nếu đang mang thai
  • 1 số thuốc kháng sinh có thể khiến cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hoặc làm cho người phụ nữ dễ bị bệnh do nấm men hơn. Bác sĩ sẽ có lời khuyên dành cho những vấn đề này.
  • Đảm bảo uống đủ lượng thuốc kháng sinh được kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những nguyên tắc trong sử dụng kháng sinh

Những nguyên tắc trong sử dụng kháng sinh

Bảo quản kháng sinh đúng cách

  • Phần lớn các thuốc có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nơi khô ráo, 1 số cần bảo quản lạnh. Không bỏ liều.
  • Thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất khi được uống đều đặn đúng giờ.
  • Không để dành thuốc. Nhiều người nghĩ rằng có thể để dành thuốc đề phòng lần sau bị bệnh, nhưng kháng sinh chỉ có ý nghĩa đối với bệnh nhiễm trùng cụ thể ở thời điểm nhất định.
  • Không dùng thuốc còn thừa lại từ lần trước. Uống sai thuốc có thể khiến bệnh chậm được điều trị đúng cách và khiến bệnh nặng thêm. Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Những thuốc này có thể không thích hợp cho bệnh của người bệnh, khiến người bệnh chậm được điều trị đúng cách và có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Kháng sinh sẽ rất hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khi được dùng đúng. Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết để duy trì hiệu quả của thuốc, chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.

Share this post