Nấm là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người ưa thích. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, nó còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch hoặc dùng làm thuốc để phòng và chữa một số bệnh hữu hiệu .
- Thầy thuốc đông y chia sẻ những bài thuốc từ ngũ vị tử
- Công dụng chữa bệnh từ trứng gà ít ai biết
- “Đánh bay” mất ngủ với các bài thuốc từ Đông y
Nấm ăn tốt cho sức khỏe
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của ăn nấm tốt cho sức khỏe như thế nào nhé!
1.Có bao nhiêu loại nấm ăn được
Theo số liệu thống kê có đến gần 70,000 loài nấm sinh trưởng trong tự nhiên, Nhưng thật sự thì chỉ hơn hơn 100 loại nấm là có thể chế biến ăn được và các loại nấm dược có thể chế biến thành thuốc.Trong đó có khoảng gần 40 loại nấm ăn khá thông dụng, không kể đến một số loại đặc biệt, quý hiếm cực kỳ và dinh dưỡng cao, nấm đắt nhất thế giới bởi độ ngon độc lạ.
Các loại nấm được dùng thông dụng có thể kể đến như: Nấm Hương, Nấm Mèo (Mộc Nhĩ), Nấm Bào Ngư, Nấm Rơm, Nấm Kim Châm, Nấm Sò, Nấm Đùi Gà, Nấm Mỡ, Nấm Mối,…
2.Tác dụng đặc trưng mỗi loại nấm
Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Mỗi loại nấm đều có mang trong mình nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe, Chúng có thể giống nhau về tác dụng, nhưng cũng có ưu điểm riêng (điểm mạnh). Ta có thể kể đến một vài món nấm ăn thông dụng như:
1. Tác dụng của Nấm Hương
Nấm Hương có tác dụng đặc trưng riêng là phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất, vì chúng có 2 hoạt chất song sinh là Lentinan và Lentinula Edodes Mycelium (LEM) có tác dụng ức chế tế bào ung thư từ dích chiết xuất của nấm làm thuốc chống ung thư.
Các nghiên cứu tại Nhật đã thực nghiệm và cho thấy là kết quả những bệnh nhân bị ung thư đang trong giai đoạn hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hơn sẽ tăng.
Lentinan có trong nấm đã giúp tăng cường khả năng sống sót cao hơn cho các bệnh nhân ung thư, và cũng kìm hãm sự tiến triển của tế bào ung thư.
2. Tác dụng Nấm Bào Ngư
Nấm Bào Ngư có tác dụng đặc trưng chuyên về giảm béo, bởi có hoạt chất Axit Taurine của chúng còn có thể giúp hòa tan Cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp giảm hấp thu chất béo.
Bên cạnh đó, còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị các chứng rối loạn thần kinh thực vật và hội chứng mãn kinh ở nữ giới.
3. Tác dụng của Nấm Rơm
Nấm Rơm còn có công dụng giải độc kim loại nặng trong cơ thể cực hiệu quả, có tác động vào quá trình đào thải các chất kim loại nặng như “chì, asen,…” trong cơ thể và đi ra ngoài bằng đường tiểu
4. Tác dụng của Nấm Mèo
- Tác dụng mạnh nhất của loại này chính là tốt cho máu huyết cực kỳ, nên có thể tán thành bột để uống hoặc ăn từ các món ăn chế biến cùng Nấm Mèo.
- Phụ nữ và người bị thiếu máu nên dùng mỗi tuần, vì đặc trưng của nó tốt về máu huyết, nhưng các loại nấm cũng đều có bổ sung chất sắt, tốt cho máu, và có thể dùng các loại trên vẫn có tác dụng.
- Với khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, nấm được dùng phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản, chống lại phóng xạ.
Tác dụng của nấm mèo
3.Tác dụng chung của các loại nấm
Theo cẩm nang sức khỏe ngoài những điểm mạnh riêng nói trên của mỗi loại nấm, thì nấm còn có những điểm mạnh chung, nhìn chung nó chỉ có lợi thôi chứ không có hại…
Có thể kể đến những tác dụng chung như:
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ chống sự tấn công của gốc tự do.
- Ngừa ung thư.
- Điều tiết chuyển hóa năng lượng.
- Chống lão hóa từ trong ra ngoài.
- Điều hòa và hạ huyết áp.
- Rối loạn lipid, Giảm cholesterol trong máu.
- Giảm tiểu đường.
- Phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu.
- Bổ sung sắt cho người thiếu máu (nấm cũng rất nhiều vitamin B tốt cho máu).
- Lưu thông khí huyết.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Đào thải độc tố ra ngoài.
- Nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương.
- Kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất interferon .
4.Vì sao mà bạn nên ăn nấm mỗi ngày
- Nấm đã được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong hầu hết các món ăn, xuất hiện từ những quán bình dân tới các nhà hàng sang trọng… ở đâu ta cũng có thể thấy nấm.
- Ăn nấm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh và ung thư
- Hàm lượng dinh dưỡng trong nấm rất cao nên nấm có thể ăn thay thế thế thịt hoàn toàn, bởi nó còn cao hơn thịt và rau, còn hàm lượng chất xơ cũng bằng hoặc cao hơn cả rau… Nên ta có thể xem nấm như rau và thịt sạch để dùng đấy các bạn.
1.Trong nấm chúng có các loại chất:
- Chất đa lượng (Protein, Chất béo bão hòa và không bão hòa, Carbohydrat)
- Hơn 18 loại axit amin (hơn 8 loại cơ thể không thể tự tổng hợp, cao hơn thịt, trứng, sữa)
- Các nhóm vitamin (A, B, C, D, E, PP,…)
- Các loại chất xơ, chất khoáng,…
- Các yếu tố vi lượng P, Ca, Fe,…
- Gần 30 loại Enzym ở từng loại nấm.
- Nhiều chất khác như Polysaccharide, Amino axit, Terpenoid, Sterol, ,…
2.Ăn nấm cực tốt cho cơ thể, ngoài ra chúng còn giúp giảm nguy cơ ung thư cực kỳ hiệu quả:
- Với phụ nữ ăn nấm thường xuyên sẽ giảm ung thư vú
- Với nam giới ăn nấm sẽ cũng giảm thiểu bệnhung thư tuyến tiền liệt.
- Ngoài ra còn giảm phóng xạ, tốt cho tim mạch,…
- Cho nên nấm không chỉ là “rau sạch” mà còn là “thịt sạch” và nên có trong khẩu phần ăn của bạn, đó là những lý do bạn nên ăn nấm.
- Do đó ăn nấm thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư, cân bằng lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch…
3.Những lý do cần ăn nấm thường xuyên:
- Cân bằng lượng đường trong máu
Để giúp cân bằng quá trình tổng hợp lượng đường glucose trong cơ thể phải thường xuyên ăn nấm.
Sẽ giúp tăng lượng prevotella – một loại vi khuẩn đường ruột tốt cho hệ tiêu hóa giúp tạo ra nhiều axit béo chuỗi ngắn.
- Giảm nguy cơ ung thư
Cũng như rau xanh, nấm là một loại thực phẩm bổ dưỡng giàu đạm, và cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, vi lượng cho cơ thể. Trong nấm giàu chất chống oxy hoá ergothioneine giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng oxy hoá và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.. Sử dụng nấm thường xuyên cũng giúp có ta tăng thêm sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật.
Nấm rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ ung thư và cải thiện tim mạch.
- Cải thiện tim mạch
Theo chuyên gia, Nấm là giàu kali giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. dùng nấm mỗi ngày còn giúp hạ nồng độ cholesterol trong máu, và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Chống lão hoá
Hai chất chống oxy hoá trong Nấm ergothioneine và glutathione rất giàu – Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tốt với nhiều bệnh mãn tính ở người già như, tim mạch, ung thư và Alzheimer.
- Giúp giữ dáng
Trong nấm có 2 loại chất xơ là beta-glucan và chitin, những hợp chất này gíup giảm thiểu cảm giác thèm ăn . Chất xơ trong nấm tạo cảm giác nhanh no bụng, đồng thời duy trì trao đổi chất ở cấp độ cao.. Do vậy, ăn nấm thường xuyên cũng giúp giảm thiểu quá trình hấp thụ đường, cắt giảm nồng độ cholesterol trong máu, giúp giảm bệnh béo phì.
- Tránh stress
Stress, rối loạn hệ thần kinh, tăng trạng thái bất an, nóng nảy, mất tự tin, cáu giận vô cớ và khó tập trung là do tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B. Trong khi nấm lại rất giàu vitamin B2, B3. B5… được coi là “vũ khí” giúp chống lại stress vô cùng tốt.
Ăn nấm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh và ung thư
5.Những lưu ý khi sử dụng nấm
Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội đa số các loại nấm hoàn toàn vô hại, nấm mang tính hàn, mát, bổ âm nên cần phải tránh ăn cùng các món cùng loại có mang tính hàn, nếu không sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột.Và khi chuyên rõ về nguồn gốc loài giống nấm đó.
Nên cần chú ý:
– Không nên dùng các loại đồ uống lạnh như nước đá .Bạn sẽ gặp rắc rối như triệu chứng đau bụng tiêu chảy (còn gọi là Tào Tháo rượt).
– Người hay uống rượu Không nên ăn nấm vì sẽ gia tăng nguy cơ ngộ độc rượu, do sự tích tụ của Aldehyd trong máu cao sẽ có cảm giác nóng bừng mặt, buồn nôn, nhức đầu, ngực như trống đánh rồi khó thở… sẽ dẫn đến tử vong.
– Các loại nấm mọc hoang dại, không rõ giống loài thì không nên chế biến để ăn. Nếu không rõ, bạn hãy chụp lại ảnh và đưa lên Facebook, tìm hiểu các Group liên quan đến Nông nghiệp, Nuôi trồng nấm… và hỏi mọi người.
– Nếu lỡ ăn phải nấm có độc, độc tính dù nhẹ cũng sẽ khiến bạn gặp vấn đề. Các chất độc có trong nấm độc thường sẽ gây kích ứng ở đường tiêu hóa, hủy hoại tế bào gan, thận, làm tê liệt thần kinh,…
– Người suy nhược, người già yếu và trẻ em sẽ thường dễ bị ngộ độc hơn những người trẻ khỏe mạnh, vì đề kháng yếu hơn nên cũng cần hết sức lưu ý.
6.Các mức độ gây ra ngộ độc ở nấm
Một số dấu hiệu ngộ độc khác
Nếu như sau khi ăn phải nấm độc, bạn sẽ có triệu chứng như bị nôn mửa liên tục, toàn thân mệt mỏi, đại tiện nhiều lần trong ngày. Nếu nghi ngờ, phải đi ngay đến cơ sở y tế gần nhất không nên để lâu vì mức độ ngộ độc có thể nặng hơn và có thể gây trụy tim mạch hoặc có thể tử vong trong vòng 24h
Tóm lai: Nấm là loại thức ăn tốt khoái khẩu của nhiều gia đình, bên cạnh đó nấm còn được sử dụng như là một loại thuốc quý. Tuy nhiên mọi thứ đều có hai mặt, nếu không vận dụng đúng cách. Ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc cho bạn và người thân. Vì vậy việc ăn nấm dù rất bổ nhưng việc dùng nấm đúng cách thì mới thật sự tốt cho sức khỏe của mình và người thân./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung
Xem thêm: duochocvietnam.edu.vn