1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu Kali

Kali là một khoáng chất vô cùng quan trọng với cơ thể. Nó có tác dụng điều chỉnh cân bằng dịch, sự co cơ và những tín hiệu thần kinh. Do vậy, khi thiếu cơ thể chúng ta sẽ có những dấu hiệu cảnh báo chúng ta đang trong tình trạng thiếu hụt kali để bạn có thể bổ sung kịp thời nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.

Kali là một chất quan trọng không thể thiếu trong cơ thể

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà triệu chứng sẽ khác nhau, nhưng sẽ có vài dấu hiệu thiếu kali điển hình mà ta có thể nhận biết, bao gồm:

  • Đánh trống ngực: tình trạng này có lúc chỉ thoáng qua nên đa số mọi người thường ít quan tâm và khi phát hiện thì bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Do vậy, khi có hiện tượng đánh trống ngực bất thường, bạn nên đi thăm khám sớm để phát hiện ra bệnh kịp thời.
  • Mệt mỏi: đây là một biểu hiện thường gặp khi cơ thể thiếu hụt kali. Tuy vậy, mệt mỏi cũng xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác hoặc do cơ thể bị quá sức. Nên khi bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, bạn cần đến bệnh viện khám để phát hiện nguyên nhân chính xác.
  • Choáng váng, ngất: khi hàm lượng kali trong cơ thể quá thấp sẽ dẫn đến nhược cơ tim, gây nên chậm nhịp tim và làm bạn choáng váng, thậm chí ngất đi.
  • Tăng huyết áp: Kali giúp giãn mạch và hạ huyết áp. Vậy nên, khi cơ thể thiếu hụt kali, bệnh nhân hay gặp phải tình trạng tăng huyết áp.
  • Yếu cơ, nhược cơ: kali đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe cơ bắp. Do đó khi thiếu kali chúng ta sẽ thường xuyên bị chuột rút, co cứng cơ và đau mỏi cơ.
  • Tê, đau buốt: kali có cũng là một chất quan trọng đối với tín hiệu thần kinh. Nên bạn sẽ có cảm giác tê và đau buốt như kim châm trên cơ thể khi bị thiếu kali.
  • Cảm giác ngứa ran: đây là một dấu hiệu của tình rạng thiếu kali, nó là một biểu hiện thoáng qua, nên khó nhận biết. Trường hợp bạn bỗng nhiên bị tê ngứa ở tay chân, và xuất hiện cùng với các dấu hiệu nêu ở trên thì bạn nên đi khám và kiểm tra lượng kali trong cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác tê ngứa cũng có thể là biểu hiện do cung cấp quá nhiều kali. Vì vậy, việc kiểm tra nồng độ kali máu rất quan trọng, để giúp chẩn đoán cũng như phân biệt nguyên nhân của bệnh.
  • Táo bón: hệ tiêu hóa sẽ không hoạt động hiệu quả nếu lượng kali trong cơ thể bị thiếu hụt. Do đó, khi thiếu kali có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa chẳng hạn như đau bụng, đầy hơi, đặc biệt là táo bón.

2. Lý do làm cơ thể thiếu hụt kali

  • Dùng thuốc lợi tiểu

Các loại huốc lợi tiểu chảng hạn như nhóm furosemid gây giảm kali máu. Khi cho sử dụng thuốc lợi tiểu, các bác sĩ thường làm thêm các xét nghiệm sinh hóa máu để có thể theo dõi nồng độ kali máu và tư vấn chế độ ăn chứa nhiều kali hoặc kê thêm một số thuốc thuốc bổ sung kali nếu cần.

  • Bệnh thận

Những bệnh nhân suy thận có thể khiến nồng độ kali trong máu tăng cũng như giảm đào thải kaki. Như bên cạnh đó, một số bệnh khác về thận lại làm giảm kali máu chẳng hạn như bệnh cường aldosteron. Bệnh này sẽ làm cơ thể người bệnh tăng sản xuất aldosteron, loại hormone này sẽ giữ natri, nước nhưng lại tăng bài tiết kali dẫn đến làm giảm nồng độ kali trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân mắc hội chứng Fanconi cũng thường có hàm lượng kali máu thấp.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh

Các loại kháng sinh làm giảm kali máu như Gentamicin, Amphotericin B và Carbenicillin. Nếu cơ thể bạn dễ bị hạ kali máu khi sử dụng kháng sinh thì bạn nên bổ sung kali qua chế độ ăn hằng ngày. Đối với vài trường hợp, có thể dùng thêm thuốc bổ sung kali do bác sĩ kê.

Sử dụng kháng sinh gentamicin có thể làm giảm kali máu

  • Rối loạn tiêu hóa

Theo cẩm nang sức khoẻ những người bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy nặng hoặc bị nôn ói sẽ làm mất kali máu cũng như các chất điện giải khác. Hạ kali máu ở những trường hợp này có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm như là rối loạn nhịp tim.

  • Ra mồ hôi quá nhiều

Cơ thể ra mồ hôi nhiều sau khi luyện tập thể thao quá sức, thường xuyên làm việc dưới trời nắng nóng kéo dài hay khi bị sốt cao thì có thể làm mất các chất điện giải qua mồ hôi, trong đó có kali. Trong trường hợp này bạn nên dùng các thức uống giàu điện giải hoặc các viên thuốc bổ sung.

3. Bổ sung kali như thế nào cho hợp lý?

Cơ quan dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên bổ sung tối thiểu 350mg kali qua đường ăn uống hay là dùng thuốc. Theo khuyến cáo này thì lượng kali cần bổ sung ở một người bình thường là trung bình  90mmol/ngày.

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Những thực phẩm có chứa hàm lượng kali dồi dào gồm: rau mùi tây,khoai tây, măng, chuối, mơ khô, sôcôla, hạnh nhân, đu đủ, bơ, đậu nành, rau, thịt cá,… Nhưng trong vài trường hợp, bạn có thể bổ sung kali bằng việc sử dụng thuốc uống hay truyền kali nếu kali máu giảm nặng. Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có giới hạn liều kali cao có thể gây hại. Tuy vậy, nếu bổ sung quá nhiều kali cũng có thể gây rối loạn hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn không tự ý bổ sung kali bằng các loại thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post