Cây tre từ lâu đã được xem như một biểu tượng văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên ít ai biết đến lá tre còn là một vị thuốc quý có công dụng chữa được nhiều bệnh.
Lá tre có tác dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau
Lá tre – vị thuốc quý trong Đông y.
Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ
Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà. Lá tre có thể được sử dụng làm thuốc tên thuốc là trúc diệp. Trong thành phần của lá tre chứa chlorophyll, cholin…
Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục”, cách đây khoảng 1500 năm.
Lá tre là vị thuốc đông y có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh; vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết. Liều dùng 6-10g khô, 30-60g tươi dưới dạng nấu, sắc, hãm…
Những bài thuốc đông y chữa bệnh từ lá tre.
Dược học Việt Nam tư vấn một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh từ lá tre như sau:
1.Lá tre chữa viêm màng phổi có tràn dịch
Lá tre 20g, thạch cao 20g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việc điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.
Những bài thuốc đông y chữa bệnh từ lá tre
-
Lá tre có công dụng chữa cảm sốt
Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm sốt, miệng khô khát.
Lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm cúm, sốt cao.
-
Lá tre có công dụng chữa sởi thời kỳ đang mọc
Lá tre 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.
-
Lá tre chữa co giật trẻ em
Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.
-
Lá tre chữa thủy đậu.
Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu
Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.
-
Lá tre chữa nấc
Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi thứ 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
-
Chữa miệng lưỡi lở loét
Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày.
-
Chữa viêm bàng quang cấp tính
Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa đái ra máu
Lá tre, mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Trên đây là một số công dụng của lá tre.
Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội Sưu tầm.