1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây bông ổi

Cây bông ổi là một loại hoa rất đẹp, được nhiều công viên, khu sinh thái trồng làm cảnh. Điểm đặc biệt là loài hoa đẹp này không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, tiêu độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt rất hữu ích cho đời sống của chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Đặc điểm của cây

Giảng viên khoa Y Học Cổ Truyền – Cao Đẳng Y Dược tại Tp hcm cho hay cây bông ổi là  loài cây thân thảo, mọc thành từng cụm, từng bụi nhỏ, cây mang nhiều cành ngang. Chiều cao trung bình của cây khoảng 1 – 2 mét hoặc có khi cao hơn. Thân cây hình vuông, bề mặt có phủ nhiều lông nháp, kèm theo đó còn có cả gai mọc quặp xuống dưới. Toàn thân cây phát ra một mùi hăng đặc biệt.

Loại cây này lá mỏng, thường có hình trái xoăn hoặc hình bầu dục, màu xanh nhạt và mép lá hình răng cưa, mặt trên của lá có những lông nhỏ sờ vào cho cảm giác ram ráp bàn tay, mặt dưới có lông mềm. Hoa cây bông ổi mọc thành cụm ở đầu cành hoặc đâm ra từ các kẽ lá. Cùng một chùm hoa nhưng lại có nhiều màu sắc khác nhau như cam, vàng, hồng cánh sen, đỏ, trắng hoặc hồng phấn. Chính vì vậy mà dân gian còn gọi cây bông ổi là cây ngũ sắc.

Các bộ phận của cây bông ổi được thu hái quanh năm. Dược liệu sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc tích trữ bằng cách phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng

Bao gồm cả rễ, lá và hoa

Theo y học hiện đại

Một số nghiên cứu về các bộ phận của cây bông ổi đã ghi nhận những tác dụng dược lý như sau:

Tác dụng cầm máu của cây ngũ sắc Lantana camara L: Được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Ấn, kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy chiết xuất từ cây ngũ sắc có tác dụng giảm thời gian lành vết thương rất đáng kể. Những nghiên cứu này chứng minh rằng cây ngũ sắc là một thảo dược có hoạt động làm lành vết thương ở động vật thực nghiệm và có thể được sử dụng như một tác nhân điều trị trong điều trị chấn thương ngoài da.

Tác dụng kháng khuẩn từ chiết xuất lá bông ổi Lantana camara L: Nhóm các nhà nghiên cứu tại Brasil đã tiến hành thực nghiệm và đi tới kết luận chiết xuất từ lá cây bông ổi Lantana camara L có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn được thử nghiệm

Chiết xuất từ đài hoa bông ổi có khả năng ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung được co giãn. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm giảm huyết áp và hoạt động tương tự như một chất kháng sinh, giúp giảm ho, điều trị viêm họng.

Đài hoa và lá cây bông ổi có tác dụng kích thích tiểu tiện, thông tiểu, nhuận gan.

Thử nghiệm tiêm dịch chiết đài hoa trên mèo thí nghiệm phát hiện công dụng làm giảm huyết áp ở mèo.

Chiết xuất polysaccharid từ nụ hoa có thể hòa tan trong nước. Chất này khi thử nghiệm trên chuột được cấy ghép khối u sarcoma 180 cho thấy khả năng ức chế, làm chậm sự phát triển của khối u.

Chiết xuất tinh dầu từ hạt bông ổi thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Staphylococcus aureus hay Bacillus subtilis… Chất này cũng đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm, đặc biệt là nấm trychophyton.

Hoạt chất lantanin trong vỏ cây có công dụng hạ nhiệt, làm giảm khả năng tuần hoàn.

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Trong Đông Y, mỗi bộ phận của cây hoa ngũ sắc đều có tính vị riêng:

Lá: tính mát, vị đắng, có mùi hôi,có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.

Hoa: Vị ngọt, tính mát có tác dụng có tác dụng cầm máu.

Rễ: vị ngọt, hơi đắng có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.

Quy kinh: Chưa có tài liệu nào ghi nhận về vấn đề này.

Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp.

Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp.

Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu, cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị Thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, tán bột hoặc giã đắp ngoài.

Tùy theo từng bệnh mà sử dụng cây bông ổi với liều lượng thích hợp ngày.

Một số cách sử dụng vị thuốc

Bài thuốc cầm máu, sát khuẩn, trị vết thương nhỏ ngoài da

Kết hợp lá và hoa cây bông ổi với gừng theo tỷ lệ 3:1

Phơi khô, tán thành bột nhuyễn mịn. Cất vào trong hũ dùng dần.

Khi sử dụng chỉ cần lấy một ít hỗn hợp bột thuốc rắc lên chỗ bị thương. Sau đó dùng băng y tế băng lại.

Mỗi ngày thay băng và dùng thuốc một lần đến khi miệng vết thương khô lại thì ngưng.

Điều trị chứng đau răng

Thành phần của bài thuốc: Rễ cây bông ổi khô 30g, thạch cao 35g.

Sắc cả hai lấy nước đặc.

Mỗi ngày 3 lần ngậm một ngụm thuốc sắc trong miệng khoảng 10 phút và súc miệng trước khi nhổ ra.

Trị nổi mẩn ngứa ngoài da

Chuẩn bị: 30 – 50g lá và hoa bông ổi tươi.

Nấu nước để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị mẩn ngứa hàng ngày.

Chữa vết bầm tím trên da do chấn thương, vết thương ngoài da bị chảy máu

Hái lá tươi giã đắp trực tiếp bên ngoài vùng da bị tổn thương.

Hoặc kết hợp 30g lá cây bông ổi khô với 10g sinh khương (gừng tươi). Cả hai tán thành bột mịn, lấy rắc lên vết thương một lần mỗi ngày.

Điều trị chứng đau đầu do thời tiết quá nắng nóng

Thành phần thuốc cần có gồm 30g rễ bông ổi tươi.

Sắc kỹ với 3 bát nước trong 10 phút.

Chờ cho thuốc nguội gạn uống 2 lần trong ngày.

Giảm sốt, chữa cảm cúm, quai bị

Chuẩn bị: 30 – 50g rễ dạng khô.

Sắc nước đặc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.

Mỗi ngày dùng 1 thang.a

Điều trị đau nhức xương khớp ở các chi

Chuẩn bị: 15g rễ dược liệu khô, rượu trắng, 1 quả trứng vịt màu xanh.

Rễ cây bông ỏi và trứng vịt đem nấu với nửa nước nửa rượu trong khoảng 60 phút.

Trứng bóc bỏ vỏ ăn và uống cả nước.

Trị rắn cắn

Chuẩn bị: Rễ bông ổi, dây tơi hồng và rễ cây đuôi công mỗi loại 20g, dây thần thỏng 10.

Tất cả rửa sạch, băm nhỏ, phơi hoặc sấy khô.

Sắc uống 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau khoảng 20 phút.

Lưu ý khi sử dụng

Cây này không có tác dụng chữa viêm xoang như cây cứt lợn Ageratum conyzoides nên cần chú ý tránh dùng nhầm.

Không viêm xoang dùng lá cây bông ổi ở liều cao liên tục trong nhiều ngày liền có thể gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Theo sự ghi nhận của các nhà khoa học, trong lá cây hoa ngũ sắc có chứa nhiều độc tố như: Lantanin alkaloid, Lantadene A,… Những độc tố này có thể làm bỏng rát dạ dày, rối loạn tuần hoàn máu không sử dụng ở liều cao.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tóm tắt cây bông ổi là cây có nhiều công dụng như  tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt… Các nghiên cứu cho thấy dược liệu có hoạt tính cầm máu, kháng khuẩn. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Share this post