1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những công dụng đối với sức khỏe vị thuốc biển súc

Biển súc hay càng tôm; rau đắng; cây xương cá: Có vị đắng, tính bình, không độc. Vào hai kinh vị và bàng quang. Giúp kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu.

Biển súc còn có những tên gọi khác như cây càng tôm, cây xương cá ngoài tên gọi rau đắng mà ta thường nghe. Là một Cây Thuốc Qúy được sử dụng rộng rãi trong đông y để điều trị bệnh rất hiệu quả.

Tên khoa học của Biển súc là Polygonum aviculare L. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Cây thảo nhỏ, mọc bò, thân và cành mọc tỏa tròn gần sát mặt đất, màu đỏ tím. Đôi khi cây có thể cao tới 10 – 30 cm. Lá nhỏ, mọc so le. Phiến lá của cây thường dài 1,5 – 2 cm, rộng 0,4 cm.

Hoa nhỏ màu hồng tím, mọc tụ từ 1 – 5, thường từ 3 – 4 hoa ở kẽ lá. Quả mọc ở cạnh, chứa một hạt đầu đen. Mùa hoa tháng 5 – 6, kéo dài suốt mùa hè.

Bộ phận dùng

Dùng toàn cây, thu hái vào lúc ra hoa, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học

Dược liệu này chứa tinh dầu, avicularin, quercitrin, emodin, các sắc tố flavon, avicularosid, tannin, acid silicic. Ngoài ra còn có vitamin C, carotin, đường, tinh dầu, nhựa, sáp.

Lợi ích sức khỏe của biển súc

Một số lợi ích của dược liệu được nghiên cứu như sau:

Ung thư

Khi nói đến việc tìm ra phương pháp điều trị ung thư. Ngày càng có nhiều loại thảo mộc được đánh giá về đặc tính chống u và khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các hợp chất phenolic có trong biển súc có tác dụng chống oxy hóa và chống khối u mạnh mẽ. Tuy nhiên, Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho hay việc nghiên cứu dược liệu này còn ở bước đầu và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi có thể xác nhận hiệu quả của nó.

Hỗ trợ hệ hộ hấp

Biển súc được dùng để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Nó có đặc tính long đờm tự nhiên cũng như khả năng chống viêm có thể giúp giải phóng chất nhờn khỏi đường thở. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định tác dụng của dược liệu này.

Tác dụng trên hệ tim mạch

Biển súc chứa silica và flavonoid được biết là có tác dụng cải thiện độ bền của mạch máu. Ngoài ra còn giúp điều hòa lưu thông máu và giảm stress thành mạch. Do đó giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ tim.

Viêm nướu

Theo thầy thuốc là giảng viên các trường đào tạo ngành bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ Viêm nướu là trạng tổn thương viêm cấp hay mãn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng. Viêm nướu gây ra các cơn đau và khó chịu ở miệng, thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do nguy cơ tác dụng phụ và mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, các nhà nghiên cứu đã xem xét về các biện pháp từ thảo dược.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Polygonum aviculare đối với bệnh viêm lợi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng này.

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Tính vị, công năng

Biển súc có vị đắng nhạt, tính bình, không độc. Quy kinh vị và bang quang. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, sát trùng

Công dụng

Biển súc được dung chữa kiết lị, táo bón, tiểu khó do viêm hoặc sỏi thận, giun sán…

Liều dùng

10 – 20 g dược liệu khô nấu nước uống. Ngoài ra còn có thể dung biển súc tươi giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp, chữa rắn cắn.

Một số bài thuốc chứa biển súc như sau:

Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang

Biển súc 12 g; Tỳ giải, bồ công anh, mỗi vị 20 g; sài hồ, hoàng cầm, hoạt thạch, cù mạch, mỗi vị 12 g; mộc thông 6 g. Nếu tiểu ra máu, thêm sinh địa, chi tử sao đen, rễ có tranh, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu ít và khó

Biển súc, mộc thông, xa tiền, cù mạch, sơn chi tử, hoạt thạch mỗi vị 12 g. Đại hoàng 8 g, chích thảo 6 g. Sắc uống ngày 01 thang.

Hỗ trợ giảm sưng tấy, đau nhức

Biển súc khô băm nhỏ rồi ngâm rượu, dung xoa bóp hang ngày. Hoặc dung cây tươi 15 – 20 g giã nát, thêm nước uống.

Hỗ trợ chữa rắn cắn, trẻ đau bụng giun.

Biển súc, cỏ nọc rắn, mỗi vị 40 – 60 g. Sắc uống.

Lưu ý khi dùng biển súc

Độc tính: Biển súc được xem là tương đối  an toàn với người nhưng không nên dùng làm thức ăn cho động vật như ngựa, cừu vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nhất là chim bồ câu vì chúng rất mẫn cảm với độc tính của biển súc. Bên cạnh đó, độc tính của biển súc khi nghiên cứu trên thỏ và mèo cho thấy liều gây chết bằng đường uống là 20 mg/ kg thể trọng.

Biển súc có vị đắng, tính hàn. Vì vậy, không nên lạm dụng dung để tránh làm hao tổn tinh khí.

Với những tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mà biển súc mang lại, không có gì khó hiểu khi biển súc lại được xem là loại thảo dược rất đáng để trồng trong vườn nhà. Tuy nhiên,giảng viên khoa Y Học Cổ Truyền – Cao Đẳng Y Dược lưu ý bạn khi sử dụng biển súc, cần thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có. Cảm ơn bạn quan tâm đến nội dung trên.

Share this post