Mọi người cho rằng nổi mụn dưới cằm là chuyện bình thường nhưng nếu bị mọc quá nhiều mụn dưới cằm thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
- Khám phá bí kíp tăng cân dành cho người gầy
- Tìm hiểu công dụng tuyệt vời của dầu gấc đối với sức khỏe con người
- Những Vị thuốc bắc gia trong đông y
Theo thạc sĩ Nguyễn Hải Yến giảng viên Cao đẳng Y Dược chính quy cho biết bị nổi mụn là điều rất phổ biến đặc biệt là các bạn ở độ tuổi mới lớn. Nhưng nếu bị nổi mụn dưới cằm quá nhiều thì đó có thể là lời cảnh báo rằng cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Hãy theo dõi bài viết này để biết nguyên nhân thực sự của hiện tượng này và có các biện pháp chữa trị hiệu quả.
Tại sao bị mọc nhiều mụn ở cằm
Đối với nam giới
Theo thống kê thì nam giới thường bị nổi mụn dưới cằm khá phổ biến. Số đông những nam giới đều cho rằng đó là hiện tượng thông thường về da liễu. Nhưng theo các giảng viên Cao đẳng Y Khoa Hà Nội thì đây chính là biểu hiện cơ thể đang mắc một số bệnh mà mọi người cần phải hết sức cẩn trọng không được chủ quan.
Rối loạn nội tiết tố: Khi nam giới đến thời kỳ của lứa tuổi dậy thì cơ thể có sự biến đổi nội tiết tố lớn nhất, gia tăng tiết tuyến bã nhờn và tế bào chết cùng với lượng vi khuẩn tích tụ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, làm nổi mụn dưới cằm và vùng trán rất nhiều.
Rối loạn chức năng gan: Chức năng gan kém dẫn đến chức năng bài tiết kém đi, không kịp thanh lọc các chất độc hại để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mụn bọc mọc và phát triển nhiều.
Đối với nữ giới
Đối với nữ giới thì tỉ lệ bị nổi mụn dưới cằm thường thấp hơn nam giới. Theo kết quả nghiên cứu từ phía chuyên gia ngành dược học thì hiện tượng nổi mụn dưới cằm nhiều ở cằm và trán ở nữ giới cũng là cảnh báo một số bệnh liên quan đến sức khỏe cần phải thận trọng.
Rối loạn nội tiết: Nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp bị mọc mụn nhiều dưới cằm do bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt. Ở thời gian này, hormone testorterone và nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ gia tăng dẫn đến. tuyến tiết dầu nhờn hoạt động mạnh, làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến bị nổi mụn nhọt.
Bệnh liên quan đến buồng trứng và phụ khoa: Nếu bị nổi mụn bọc dưới cằm nhiều và kéo dài, thì đó là cảnh báo về sức khỏe của nữ giới đang có vấn đề nghiêm trọng. Theo khoa học, nổi mụn tại các vị trí trên là dấu hiệu cảnh báo tử cung hoặc buồng trứng của hệ sinh sản đang có vấn đề bất thường. Nữ giới có thể đang bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần phải tham vấn ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải rủi ro về sức khỏe.
Thận hoạt động không đồng đều: Quá trình hoạt động của thận không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến mọc mụn dưới cằm nhiều. Bạn Nguyễn Thị Hằng sinh viên học liên thông Cao đẳng Xét nghiệm chia sẻ trước đây bạn bị mọc nhiều mụn dưới cằm và đi khám mới biết được là do thận hoạt động không ổn định và bạn được khuyên cần bổ sung lượng nước cho cơ thể đủ 2 lít mỗi ngày, có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế uống rượu và một số chất kích thích đồng thời tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
Một số phương pháp điều trị bệnh nổi mụn dưới cằm
Nếu các bạn đang bị nổi mụn kéo dài do thay đổi nội tiết tố để điều trị dứt điểm hiện tượng này, theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương giảng viên trung cấp nha khoa thì các bạn nên áp dụng các phương pháp trị mụn bằng công nghệ cao là giải pháp hiệu quả nhất dành cho bạn, có thể điều trị tận gốc mụn trứng cá với hiệu quả lên tới 90-95%.
Đối với những trường hợp bị nổi mụn dưới cằm được kết luận do rối loạn chức năng gan, thận hoặc bệnh phụ khoa, thì các bạn nên tới gặp các bác sĩ để có được những tư vấn và có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời để bảo vệ làn da và sức khỏe của bản thân.
Nguồn: Duochocvietnam.edu.vn