Bên cạnh được dùng làm thức ăn, rau má còn là dược liệu quý có nhiều công dụng trong trị bệnh, dưỡng da…mà không phải ai cũng biết.
15 thực phẩm “quét sạch” táo bón nhuận tràng hàng đầu
Chữa chứng táo bón hiệu quả “bất ngờ” từ rau mồng tơi
Top những món ăn giải nhiệt vào ngày hè cho gia đình
Công dụng chữa bệnh từ rau má
Những tác dụng của rau má
Rau má có tính mát, vị đắng, có nhiều tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, lợi thuỷ, chữa trị bệnh ho, mụn nhọt, tiêu chảy, viêm họng rất tốt.
Rau má quen thuộc ở khắp làng quê Việt Nam, thường mọc ở dọc bờ sông, hàng rào, bãi cát, ven đường…Sử dụng phần cây trên mặt đất, rửa sạch, phơi khô. Bên cạnh việc nấu thành thuốc để uống, có thể giã ra và đắp vào những vùng da bị mụn, có tác dụng trị mụn rất tốt.
Cây tươi có thể dùng toàn thân, giã nát lấy nước chữa mụn nhọt, ho lao, sốt, ho lâu ngày rất tốt. Ngoài ra, nước giã từ rau má còn dùng để nhỏ vào tai khi bị viêm. Chữa đau mắt, rửa nhọt cũng mang lại hiệu quả cao.
Các công dụng chữa bệnh từ rau má
Giải nhiệt, mát gan, hạ sốt
Bản thân rau má có tính hàn lạnh, khổ (đắng), tân (cay) có công dụng đắc lực trong thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, nhuận gan…Bạn có thể sử dụng nước rau má xay, sinh tố rau má…giúp thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Tác dụng này thường được nhiều người ứng dụng, nhất là trong thời tiết nắng nóng oi bức.
Nước ép rau má giúp giải nhiệt mát gan
Thanh lọc cơ thể
Sử dụng nước rau má thường xuyên có thể giúp người sử dụng đào thải các chất độc tố, muối, chất béo còn dư thừa trong cơ thể thông qua đường tiểu. Hỗ trợ giảm bớt sức ép đối với thận, giúp các chất độc được đào thải nhanh chóng. Cân bằng dịch trong cơ thể, giúp chúng ta khoẻ mạnh, hạn chế bệnh tật.
Điều trị bệnh về tiêu hoá
Trong rau má có hoạt tính chống viêm nhiễm, chống oxy hoá rất cao. Giúp cải thiện rõ rệt trong điều trị các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh của ruột hay đại tràng.
Ngoài ra, rau má còn giúp cải thiện tình trạng táo bón rất tốt. Cả người trưởng thành và trẻ em.
Giúp vết thương mau lành
Theo tin tức cẩm nang sức khoẻ, trong thành phần rau má có chứa nhiều chất trierpenoids. Giúp vết thương được nhanh chóng chữa lành. Cách sử dụng rất đơn giản, giã nhuyễn rau má, đắp lên những vùng bị sưng, giúp vết thương mau lành. Bài thuốc quý này được ứng dụng nhiều trong dân gian từ xưa đến nay.
Cải thiện hệ tuần hoàn
Rau má giúp cường hoá thành mạch máu và mao mạch tối ưu. Hỗ trợ ngăn tình trạng xuất huyết, tốt cho hệ tuần hoàn. Chiết xuất rau má còn giúp hỗ trợ lưu thông máu rất tốt. Tăng lượng oxy trong các bộ phận trong cơ thể được hoạt động tốt. Nhất là các cơ quan nội tạng. Do đó, giúp các bộ phận trong cơ thể được hoạt động tốt, sức khoẻ được đảm bảo.
Rau má hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu hoá
Hỗ trợ tăng cường thị lực, trí nhớ
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, sử dụng rau má đã sấy khô, tán thành bột và uống chung với sữa. Bài thuốc này hỗ trợ rất tốt cho tăng cường khả năng tập trung, tăng cường thị lực, cải thiện trí nhớ rất tốt.
Bên cạnh đó, công dụng của rau má còn được thể hiện trong hạn chế chứng táo bón. Cải thiện tình trạng vàng da, tăng khả năng tập trung, hỗ trợ tăng cường thị lực, cải thiện trí nhớ rất tốt. Còn có các triệu chứng bạch đới, khí hư, thổ huyết, càng da, mụn nhọt, rôm sẩy…
Các bệnh về tĩnh mạch
Theo các chuyên gia, rau má rất tốt với những người bị bệnh về tĩnh mạch. Giúp giảm sưng rất hiệu quả, lưu thông khí huyết trong cơ thể, tốt đối với người bị suy giảm tĩnh mạch.
Theo tin tức y dược ghi nhận, người sử dụng rau má thường xuyên, khoảng 180mg trong 1 ngày, có thể giảm nhanh các triệu chứng về bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra, theo lời khuyên từ giảng viên giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, các trường hợp những đối tượng sau nên thận trọng trước khi quyết định sử dụng rau má để chữa bệnh.
Những người đang mong muốn có thai
Những người phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Những người đang điều trị bệnh trầm cảm, thuốc an thần. Bởi rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc trị bệnh.
Những người bị bệnh tiểu đường: cần sử dụng lượng vừa phải, không quá nhiều. Bởi nếu dùng thường xuyên sẽ có thể làm tăng lượng đường trong máu.