Hằng ngày, niêm mạc mũi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn và các loại vi khuẩn. Bìình thường các bụi bẩn này sẽ được giữ lại ở lớp niêm dịch, sau đó được các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi đẩy dần về phía sau vòm họng và đi vào thực quản.
Tuy nhiên, hoạt động này không phải lúc nào cũng diễn ra bình thường, đặc biệt khi ở trong những môi trường ô nhiễm hoặc khí hậu thay đổi thất thường, vì vậy rửa mũi sẽ giúp quá trình trên được diễn ra một cách tốt hơn, phòng tránh được một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, các bệnh do nhiễm trùng ở đường hô hấp trên,…. Qua bài viết sau đây, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về những bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng.
- Những điều cần biết về biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
- Những loại Vitamin có công dụng hiệu quả trong việc giảm Stress
- Ung thư vú và những điều bạn cần biết
Rửa mũi đúng cách giúp giảm các triệu chứng viêm mũi
1. Các bước rửa mũi đúng cách
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Chúng ta cần có dung dịch rửa mũi, đó là nước muối sinh lý và bình chứa. Có thể dùng bình chứa sẵn dung dịch nước muối hoặc sử dụng ống tiêm sau đó bơm nước muối vào. Những thứ trên có thể dễ dàng tìm thấy ở các hiệu thuốc.
Bước 2: Pha dung dịch rửa mũi
Nếu tự pha nước muối tại nhà, bạn có thể mua thêm một loại bột để pha dung dịch muối và làm theo hướng dẫn sử dụng được ghi trên nhãn. Lấy 1-2 cốc nước ấm, thêm vào khoảng ¼-½ thìa cà phê muối i-ốt, một ít baking soda để làm mềm tác động của muối. Lưu ý, sử dụng nước cất vô trùng hoặc nước đun sôi để nguội để pha dung dịch muối.
Bước 3: Tư thế rửa
Cần một tư thế đúng để dung dịch thẩm thấu vào mọi ngóc ngách của niêm mạc mũi. Nếu sử dụng chai dạng bóp, bình neti hoặc ống tiêm thì nghiêng người về phía trước một góc khoảngg 45 độ, nghiêng đầu sao cho một bên lỗ mũi hướng xuống bồn rửa. Và nhớ không được nghiêng đầu ra phía sau.
Nghiêng người về phía trước khoảng một khoảng 45 độ
Bước 4: Đổ nước muối vào bên mũi còn lại
Đặt vòi của bình chứa hay một đầu của ống tiêm chứa dung dịch rửa mũi vào bên trong mũi của bạn. Đầu vào không được quá sâu, bóp ống tiêm, chai hoặc nghiêng bình chứa dung dịch cho nước chảy vào lỗ mũi. Lưu ý rằng, lúc này phải thở bằng miệng và không được thở bằng mũi.
Trong thời gian rửa mũi, phải thở bằng miệng và không được thở bằng mũi
Bước 5: Để nước chảy
Nước muối sẽ chạy qua mũi, thoát ra bằng lỗ mũi hướng xuống bồn hoặc có thể chảy xuống miệng. Khi đó hãy nhổ dung dịch ra mà không được nuốt vào. Nhưng nếu dung dịch đã đi xuống họng thì cũng đừng quá lo lắng, sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra với bạn.
Bước 6: Làm sạch mũi và lặp lại quá trình
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi và làm sạch dịch còn đọng lại trong khoang mũi. Thực hiện lại quá trình này với lỗ mũi còn lại. Khi thực hiện xong, hãy bỏ dung dịch dư và vệ sinh thật kỹ các dụng cụ, sau đó phơi khô và cất chúng ở nơi sạch sẽ, khô ráo.
2. Những điều cần lưu ý khi thực hiện rửa mũi
2.1. Làm gì nếu có cảm giác nóng bỏng, châm chích?
Theo cẩm nang sức khoẻ nếu có cảm giác nóng bỏng, châm chích trong mũi, bạn nên sử dụng dung dịch pha loãng muối hơn và chắc chắn rằng nhiệt độ dung dịch sử dụng là không quá cao. Hãy để đầu nghiêng một góc 45 độ và không nghiêng ra phía sau, giữ miệng mở, thở bằng miệng và không thở bằng mũi.
2.2. Rửa mũi có tác động nhanh như thế nào?
Sau khi rửa mũi 1-2 lần, nếu thấy có kết quả tốt, hãy tiếp tục thực hiện. Một số nghiên cứu cho thấy rằng rửa mũi trong thời gian dài giúp kiểm soát các triệu chứng xoang từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống.
2.3. Tần suất rửa mũi như thế nào?
Chỉ nên sử dụng dung dịch nước muối 1 lần/ngày, mục đích là để làm lỏng các chất nhầy, giúp dễ dàng chảy mũi xuống họng, làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn trong mũi. Hơn nữa, còn giúp rửa sạch các chất gây dị ứng khác. Sau khi các triệu chứng dị ứng hết hẳn, bạn có thể rửa 3 lần/tuần để phòng ngừa các triệu chứng quay trở lại.
2.4. Những đối tượng nào nên rủa mũi?
Rửa mũi có lợi cho những người có các triệu chứng viêm xoang mãn tính, viêm mũi di ứng, viêm mũi do cảm lạnh, viêm xoang cấp,…. Rửa mũi có lợi cho cả người lớn và trẻ em, kể cả những người không bị các vấn đề trên vẫn có thể rửa mũi mỗi ngày. Không nên rửa mũi khi bị nhiễm trùng tai hoặc lỗ mũi,…
Rửa mũi có lợi cho cả người lớn và trẻ em
2.5. Một số cách để giảm các tác nhân gây dị ứng
Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Nếu bạn có các phản ứng dị ứng, đầu tiên, hãy tránh các tác nhân gây dị ứng, điều này sẽ giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn. Đồng nghĩa với việc, bạn nên tránh sử dụng máy điều hòa không khí trong nhà và trong xe, làm giảm độ ẩm trong nhà, và luôn luôn bật quạt hút khi tắm và nấu ăn. Ngoài ra, nên thường xuyên vệ sinh nơi ở và nơi làm việc, hút bụi và sử dụng tấm bảo vệ nệm và bao gối.
XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN