1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Khám phá một số công dụng tốt cho sức khỏe con người của Muồng truổng

Muồng truổng hay còn gọi là Hoàng mộc dài là một loại thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương , đây là cây thuốc quý được áp dụng vài nhiều bài thuốc chữa bệnh khá hữu hiệu.

Công dụng tốt cho sức khỏe con người của Muồng truổng

Công dụng tốt cho sức khỏe con người của Muồng truổng

Tìm hiểu sơ lược về Muồng truổng

Muồng truổng thuộc họ Cam quýt – Rutaceae, có tên khoa học là Zanthoxylum avicennae. Cây nhỏ nhưng cũng có cây gỗ to có thân mang nhiều gai lởm chởm, cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá nhẵn, kép lông chim rìa lẻ 3-13 lá chét, cuống lá hình trụ có khi kèm theo đôi cánh nhỏ. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn tận cùng, dài hơn lá. Quả dài 4 mm, lớp vỏ ngoài không tách khỏi lớp vỏ trong, mỗi ngăn chứa một hạt màu đen. Muồng truổng thường mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta vàcả ở Miền Nam. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ về sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.

Theo tìm hiểu của Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong muồng truổng có chứa một số thành phần hóa học như Trong rễ màu vàng, vị rất đắng, có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal. Vỏ cây hàm chứa Diosmin (hương diệp mộc đại), Hesperidin (đăng bì đại), Avicennin (lặc giảo tố) lại còn hàm hữa sterol, thành phần phenol, axit hữu cơ.

Áp dụng Muồng truổng trong một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu

Áp dụng Muồng truổng trong một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu

Áp dụng Muồng truổng trong một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu

  • Rượu thuốc trị phong thấp: Thân và rễ Muồng truỗng 200 g, Bạch chỉ 50 g, Thiên niên kiện 50 g, Dây đau xương 30 g, Nhục quế 15 g. Ngâm với 1 lít rượu, mỗi lần uống 30 ml, ngày 2 lần.
  • Trị chấn thương té ngã, đau lưng do lao tổn, đau khớp do phong thấp, sưng khớp: Rễ Muồng truổng, Rễ Tường vi quả nhỏ (tiểu quả Tường vi – Rosa cymosa Tratt), mỗi thứ 50 g, Rễ Sơn hoa tiêu (Zanthoxylum schinifolium) 25 g. Ngâm 1 lít rượu ngon khoảng nửa tháng. Lần đầu uống liền 100 ml, sau đó mỗi lần uống 50 ml, mỗi ngày uống 2 lần, đồng thời dùng rượu đó xoa bóp ở ngoài.
  • Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, lở sơn, dị ứng: lá Muồng truổng tươi rửa sạch 20 g, Lá khế tươi 20 g, giã nát, gói vào vải sạch, đắp. Có thể kết hợp uống nước sắc vỏ cây Núc nác 16 g. Cũng có thể dùng riêng lá hoặc vỏ thân Muồng truổng nấu nước tắm rửa.
  • Trị viêm thận phù thũng: Rễ Muồng truổng (khô) 30-60 g, sắc lấy nước uống; Rễ Muồng truỗng 50 g, Cam thảo đất 50 g, Phục linh 20 g, Ý dĩ 20 g, Trạch tả 20 g. Sắc lấy nước uống.
  • Trị phong thấp, nhức xương, đòn ngã sưng ứ máu: Rễ Muồng truổng 30-60 g, sắc lấy nước uống; Vỏ thân Muồng truổng (cạo bỏ lớp bẩn bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô) 20 g, Hy thiêm 20 g, Phấn phòng kỷ 20 g, Mộc thông 20 g, Thổ phục linh 20 g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.
  • Trị đau nhức răng: Rễ Muồng truổng, tách lấy vỏ rễ, rửa sạch, nhai, ngậm vào chỗ răng đau. Nếu có nước bọt ra nhiều nhổ đi. Cuối cùng, nhổ cả nước lẫn bã, không nuốt. Có thể lấy vỏ rễ băm nhỏ rồi ngâm với rượu từ 3 ngày trở lên, khi đau răng ngậm rượu, rồi nhổ đi.
  • Chữa viêm gan mạn tính (viêm gan vàng da): Rễ Muồng truổng (khô) 30-60 g sắc lấy nước uống; Rễ Muồng truổng, Cỏ ban , Nhân trần cao, Bòi ngòi bò, mỗi vị 15 g, sắc lấy nước uống; Rễ Muồng truổng 50 g, Cây chó đẻ 30 g, Cây ráy gai 30 g, Cỏ nhọ nồi 20 g, Rau má 20g, Nhân trần 20g. Sắc lấy nước uống.

Trên đây là một số bài thuốc áp dụng với Muống truổng do các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM liệt kê, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn bổ sung một số kiến thức bổ ích cho bản thân.

Share this post