Ngô còn có tên gọi là lương thực quá quen thuộc với người dân Việt Nam, ngô rất giàu chất dinh dưỡng với nguồn vitamin và khoàng chất dồi dào. Trong đông Y ngô được sử dụng để chế biến các món ăn bài thuốc khác nhau để chữa bệnh rất tốt.
5 bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Cháo trai – món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả
Tổng hợp 5 cây thuốc điều trị dứt điểm tiêu chảy hiệu quả
Ngô có nhiều tác dụng trong chữa bệnh và bổ dưỡng cho sức khỏe
Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn cho biết, không chỉ hạt ngô mà nhiều bộ phận khác của cây ngô cũng được sử dụng làm thuốc phòng chữa bệnh. Theo đông y, ngô có vị ngọt tính bình, nên rất tốt và cần thiết cho những người có sức khỏe yếu, người tiểu đường, ung thư… Vì thế chúng ta có thể dùng ngô để làm nhiều món ăn bài thuốc như sau.
Phòng trị bệnh tim mạch
Râu ngô nấu lấy 1 bát to nước (bỏ bã râu) nấu canh với tim lợn. Ăn một thời gian tim đỡ mệt hơn, dễ thở và ngủ ngon giấc hơn.
Râu ngô nấu nước uống rất tốt cho người tăng huyết áp, tiểu tiện buốt khó khăn, sỏi thận, phù nề.
Ngoài ra, chữa tăng huyết áp bằng uống nước luộc từ râu, lõi, thân, cùi bắp của ngô đều lợi tiểu hoặc Chữa tiểu tiện buốt khó khăn, đỏ sẻn, sỏi thận, phù nề bằng râu ngô, hoặc cùi ngô nấu nước uống.
Sử dụng ngô trị bướu cổ
Những người bị bướu cổ nên thường xuyên ăn ngô để cung cấp vitamin giúp điều hoà tuyến giáp thay thế sẵn sẽ có lợi do tránh được acid Cyanhydric HCN có trong sắn và măng làm giảm hấp thu Iot. Ngoài tốt cho người bướu cổ ăn ngô còn tốt cho người bệnh sốt rét.
Ngô hỗ trợ điều trị ung thư (K)
Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược khuyến cáo những người mắc K dạ dày, tụy, gan nên ăn ngô thường xuyên. Có thể nấu nước từ râu ngô, ăn ngô trực tiếp, hoặc kết hợp món canh ngô cùng nhiều vị thuốc đông y khác nhau.
Kiên trì thực hiện sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng sức khỏe.
Bổ thận tráng dương
Dùng bài nước ngô rang, khi để hạt ngô nguyên vỏ (không xay xát) rang cho thật vàng rồi nấu lấy nước uống thay trà hàng ngày. Hoặc lấy nước đó nấu với thịt chim bồ câu, bồ dục, ngẩu pín, sò… tác dụng càng mạnh. Hoặc làm món canh ngô với những nguyên liệu: xương lợn 0,5kg với 2 nắm ngô hạt hoặc 1 bắp ngô, hầm nhừ, ăn. Tác dụng chữa yếu sinh lý. Nếu muốn hiệu quả cao hơn thì ăn kèm rượu thuốc, gồm: nhục thung dung 150g, câu kỷ tử 200g, đương quy 200g, nhân sâm 200g, dâm dương hoắc 100g, đại táo 20 quả.
Canh ngô hầm xương lợn tác dụng bổ thận tráng dương
Ngoài tác dụng bổ thận tráng dương, món này còn có tác dụng đại bổ nguyên khí, ăn ngon, ngủ tốt, lao động không mệt, da dẻ hồng hào, trẻ lâu.
Sản phụ ăn hạt ngô nấu với nước cơm rượu sẽ có sữa dồi dào nuôi con và ngực vẫn săn chắc. Nếu cho thêm đậu tương, đậu phộng (lạc) dùng chữa đau lưng.
Bệnh tiêu hoá
Người mắc bệnh gan mật, vàng da, có sỏi: râu ngô, nhân trần mỗi thứ 30g, hãm hoặc sắc nước uống thay trà hàng ngày làm tăng tiết mật. Có thể dùng ruột cây ngô thay râu ngô.
Người mắc bệnh dạ dày ăn cháo ngô hạt, uống nước râu ngô. Trị chứng ợ chua, đầy bụng không tiêu, sa dạ dày. Không dùng cho người bị loét dạ dày.
Trên thế giới và ở Việt Nam, nhiều người thường xuyên ăn ngô để nguyên hạt, đã thọ trên 100, tóc vẫn đen, răng vẫn chắc, mắt tinh, tai tỏ, da không nhăn, đi đứng vững vàng, không có các bệnh tim mạch huyết áp…, người bệnh thì kết hợp ngô cùng nhiều vị thuốc đông y để giúp hồi phục sức khỏe. Còn đối với thân thân cây ngô, chặt đoạn, đập dập nấu lấy nước uống giúp sức khỏe sung mãn, tóc lâu bạc, da hồng hào. Kết hợp dùng nước này tắm rửa thì da trắng hồng, không có nếp nhăn.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ về các món ăn bài thuốc từ ngô sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức để áp dụng trong cuộc sống.
Nguồn: duochocvietnam.edu.vn