Nhót hay còn gọi với tên khác là Lót, đây là một loại cây thường dùng để ăn quả hay để nấu canh, tuy nhiên ít ai nghỉ rằng Nhót còn là một cây thuốc quý với công dụng chữa bệnh vô cùng thần kỳ.
- Bất ngờ với công dụng chữa bệnh từ cây Xương rồng ông
- Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh hữu dụng từ cây Mật mông hoa
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây lá Dứa
Nhót với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
Thông tin nhận biết về cây Nhót
Cây nhót có tên khoa học là Elaeagnus latifolia L; thuộc họ Nhót – Elaeagnaceae. Đây là một loại cây nhỡ, cành dài và mềm, có khi có gai. Lá hình bầu dục, mọc so le, mặt trên màu lục bóng, có lấm chấm như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc, bóng, có nhiều lông mịn. Quả hình bầu dục, màu đỏ, ngoài mặt có nhiều lông trắng hình sao, phía trong có một hạch cứng. Thực ra quả thật của cây Nhót là một quả khô đựng trong một cái hạch, cuống có 8 cạnh lồi dọc sinh bởi sự phát triển của đế hoa cùng với lớp thịt đỏ bên ngoài. Còn khi ta ăn quả Nhót là ăn phần mọng nước của đế hoa.
Theo y học cổ truyền, Nhót có vị chát, chua, tính bình; có tác dụng ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy. Công dụng: Thường dùng chữa: Ỉa chảy, lỵ mạn tính; Hen suyễn, khạc ra máu. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng hoa của cây nhót xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da.
Thành phần hóa học có trong cây Nhót
Theo nguyên cứu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây nhót có chứa một số thành phần hóa học như nước 92 %, protid 1,25, acid hữu cơ 2 %, glucid 2,1 %, cellulose 2,3%, calcium 27mg %, phosphor 30mg%, sắt 0,2mg %. Trong quả Nhót có nhiều acid hữu cơ. Lá Nhót chứa saponozit, tanin, polyphenol. Ở vỏ của loài E. angustifolia L., người ta đã chiết được alcaloid eleagnin và những alcaloid có dầu nhớt; cây chứa những vết tinh dầu.
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Nhót
Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh đặc biệt của cây Nhót
- Trị ho, hen, khó thở: Có thể dùng quả nhót 6 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Chữa lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: Lấy 20 – 30g lá nhót tươi hoặc 6 – 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 – 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch…
- Trị thổ huyết và đau bụng khó nuốt: Dùng rễ cây Nhót 30g, sắc uống.
- Chữa mụn nhọt: Dùng rễ Nhót nấu nước tắm.
- Trị hen suyễn hay khạc ra máu: Dùng lá Nhót khô 30 g, lá Bồng bồng lau sạch lông 5 lá, thái nhỏ, sắc uống.
- Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: Rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt…
- Trị ỉa chảy và đi lỵ mạn tính: Quả Nhót 5-7 quả, sắc uống hoặc dùng rễ Nhót 40 g, với rễ cây Mơ 20g, sắc uống.
Ngoài những lợi ích của cây nhót mang lại thì các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM lưu ý với các bạn đọc rằng Lá và rễ của cây nhót không dùng để trị bệnh đối với phụ nữ có thai.