1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nga truật – Vị thuốc đến từ Cây nghệ đen

Nga truật là tên gọi của một vị thuốc Y học cổ truyền đến từ thân rễ của cây nghệ đen hay còn gọi là cây Ngải tím, Nga truật có công dụng hành huyết, phá huyết mạnh nên thường được sử dụng cho các trường hợp huyết ứ và khí trệ lâu ngày. Tuy nhiên không được dùng cho phụ nữ mang thai, người bị rong kinh,…

Qua bài bài viết sau, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc nga truật.

Nga truật có công dụng phá khí bĩ, năng trục thủy, hành khí, chỉ thống,…

Thông tin chung

  • Tên gọi khác: Ngải tím, Nghệ đen, Nga mậu, Bồng nga truật, Bồng truật ,Thanh khương, Tam nại,…
  • Tên khoa học: Rhizoma Zedoaria
  • Họ: Gừng (Zingiberaceae)
  • Thành phần hóa học:

– Isocurcurmenole, Curdione, Turmerone, Curcurmenole, Curzerenone, Borneol, Isoborneol, Difurocumenone, 3.5% chất nhầy và nhựa, 1 – 1.5% tinh dầu,…

– Một số tài liệu ghi nhận nga truật còn chứa tinh bột, tinh dầu gồm có d-α-pinen, d-camphen, cineol, d-camphor, d-borneol, sesquiterpen… và một số kim loại nặng và khoáng chất như Fe, Zn Cu Mn, Cr, Pb, Ca, K.

  • Công dụng:

– Dầu từ Nga truật có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan.

– Sử dụng nước sắc từ nga truật có tác dụng kháng khuẩn, chống có thai sớm,…

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Nghệ đen là loài cây thân thảo, cao khoảng 80 – 150cm. Thân rễ dạng hình nón, củ tỏa ra theo hình chân vịt, có khía dọc, lớp vỏ bên ngoài màu vàng nhạt khi già chuyển sang vòng màu đen, phần ruột đặc có màu tím xanh.

Bên cạnh củ chính, thân rễ cây nghệ đen còn có nhiều củ phụ màu trắng xung quanh, có hình quả lê. Lá mọc ở gốc, có hình bẹ dài, khoảng 50- 60cm, phiến lá hình mũi mác, gân chính có các đốm đỏ dọc.

Hoa có màu xanh lục nhạt, mọc thành chùm, hình trụ, dài khoảng 20cm, ở chóp hoa có điểm hồng và viền đỏ ở mép. Quả có dạng hình trứng, 3 cạnh, bên trong có hạt màu trắng.

2. Bộ phận dùng

Thân rễ và củ rễ (nga linh, uất kim).

3. Phân bố

Theo giảng viên Cao đăng Dược TPHCM cho biết: Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta, phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi và trung du, nhất là Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng…. Tuy nhiên cần phân biệt với cây Nghệ trắng (Curcuma Aromatica salisb).

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái phần thân rễ của cây nghệ đen vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Sau đó cắt bỏ rễ con và rửa sạch.

Cách bào chế nga truật thành dược liệu:

  • Mài với giấm, sau đó hơ lên than lửa cho khô rồi cạo lấy phần bột dùng dần.
  • Đồ chín dược liệu, sau đó xắt mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô. Hoặc xắt mỏng nga truật, đem ngâm giấm (cứn600g nga truật, 160ml giấm ngâm và 160ml nước), sau đó đun cho cạn hỗn hợp trên rồi bào mỏng và phơi khô.
  • Lùi dược liệu vào tro nóng cho đến khi chín mềm, đem giã cho nát và tẩm với giấm, rồi sao dược liệu.
  • Rửa sạch dược liệu, thái lát rồi phơi khô, khi sử dụng có thể tẩm với giấm hoặc đồng tiện một đêm trước khi sao qua.
  • Tẩm sao, tán bột làm hoàn.
  • Rửa sạch, đồ cho chín rồi thái thành lát và tẩm sao.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi kín đáo và khô ráo, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc ẩm thấp.Thỉnh thoảng nên đem phơi sấy để tránh ẩm mốc.

Theo Y học cổ truyền

1. Tính vị

Vị đắng, cay, tính ôn không độc..

2. Quy kinh

Quy vào kinh Can, Tỳ, Phế.

3. Công dụng, chủ trị

  • Công dụng:
  • Chủ trị: Các chứng ứ huyết, ứ kinh, các bệnh về tim mạch, tỳ, sưng đau vùng bụng trên, , trưng hà,…

4. Cách dùng – liều lượng

Theo thuốc đông y dùng dạng thuốc sắc, tán bột hoặc làm hoàn. Liều tham khảo: 3 – 9g.

Nga truật – Vị thuốc từ thân rễ của cây Nghệ đen

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nga truật

Theo giảng viên Liên thông cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Nga truật là dược liệu có đặc tính hoạt huyết và phá huyết mạnh. Vì vậy khi sử dụng, nên lưu ý những điều sau đây:

  • Không dùng cho phụ nữ mang thai, người hư yếu mà có tích, nếu dùng bắt buộc phải kết hợp Bạch truậtvà Nhân sâm.
  • Nga truật có tác dụng hoạt huyết và phá huyết mạnh hơn tam lăng nên chủ yếu được dùng trong trường hợp khí trệ, huyết ứ lâu ngày. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng chung với Tam lăng để tăng tác dụng hành khí hoạt huyết.
  • Nga truật có thể làm chậm quá trình đông máu vì có tác dụng hành huyết. Vì vậy người bệnh nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc chống đông máu đang sử dụng hoặc chuẩn bị can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.
  • Không nên dùng dược liệu nga truật cho người bị rong kinh.
  • Dùng quá liều có thể gây thiếu sắt, buồn nôn và tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa
  • Nếu dùng nga truật với mục đích giảm đau, nên chế với giấm nhằm gia tăng tác dụng điều trị.

Dược liệu nga truật thường được sử dụng trị huyết ứ gây bế kinh, tắc kinh và đau bụng dữ dội, ăn uống không tiêu gây trướng bụng, buồn nôn. Tuy nhiên cần tránh sử dụng cùng với các loại thuốc chống đông vì có thể gây xuất huyết kéo dài. Cũng như các loại dược liệu khác Nga truật có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, phải hết sức lưu ý và tìm hiểu kĩ, tốt nhất nên thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post