Tuy chỉ là một loại rau mọc dại ở rất nhiều nơi, nhưng rau má lại chứa khá nhiều dưỡng chất thực vật như phytonutrients rất quý cho sức khỏe con người.
- Cây mật gấu “Thần dược” đánh bay căn bệnh ung thư
- Tỏa dương – Cây thuốc quý với nhiều công dụng trị bệnh hữu ích
- Cây mật gấu “Thần dược” đánh bay căn bệnh ung thư
Rau má và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người
Tác dụng của cây rau má
Rau má có nhiều tên gọi trong dân gian như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, địa tiền thảo, mã đề thảo, lão công căn, băng khẩu uyển, thổ tế tân… Theo nhiều cuốn cẩm nang sức khỏe, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.
Rau thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng…
Một số cách dùng rau má để chữa bệnh
Từ trước tới nay rau má vẫn là loại cây được ưa chuộng bởi những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng rau má để điều trị một số bệnh như:
Trị mụn bằng lá rau má
Nhiều công trình nghiên cứu từ cây thuốc chữa bệnh cho thấy hoạt chất của rau má là những Saponin ( Axit Asiatic, Axit brahmic ) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả. Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má.
Lưu thông máu trong cơ thể
Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra. Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.
Một số cách dùng rau má để chữa bệnh
Làm liền sẹo trên da
Cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn. Dù hơi khó tin nhưng thực sự nếu bạn chịu khó giã nát rau má dùng đắp lên vết sẹo hằng ngày sẽ có tác dụng làm mờ vết sẹo dù lâu năm.
Tốt cho các bệnh tim mạch
Ngoài chỉa sẻ từ các nhà thuốc Đông Y thì khoa học hiện đại cung chứng minh rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.
Rau má cũng chỉ là một loại rau dại “sau hè nhà”. Nhưng nếu hiểu, biết cách sử dụng, thì rau má lại khá đa năng: chế biến ra nhiều món ăn ngon, thức uống bổ dưỡng và khá là nhiều thuốc chữa nhiều bệnh, từ tiêu nhiệt, giải cảm hay những bệnh ngoài da, cho đến những bệnh thần kinh, tim mạch…
Cần lưu ý, rau má cũng là một thực phẩm chức năng, thực phẩm thuốc, nên khi sử dụng cần có định mức, liều lượng. Rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên uống quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng nước rau má tươi sống có thể gặp nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như nhiễm khuẩn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật…
Nguồn: duochocvietnam.edu.vn