1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu cần lưu ý gì

Những phụ nữ lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Trước tiên cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Việc thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực giúp nâng cao sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi còn giúp bảo vệ thai nhi tránh được những nguy cơ xấu xảy ra như động thai, thai phát triển theo chiều hướng không tốt, sảy thai,…

Mẹ bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất nên ăn gì

Do đó, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có lẽ mẹ bầu nào cũng có tâm trạng vui mừng vì sắp được làm mẹ và kèm với niềm vui là sự lo lắng vì chưa biết cách chăm sóc sức khỏe thế nào để tốt cho con yêu trong giai đoạn bào thai và khi chào đời. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Xác định dấu hiệu có thai

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đối với những phụ nữ đang trong giai đoạn chuẩn bị mang thai hoặc những phụ nữ có gia đình nhưng chưa chuyện vợ chồng không có biện pháp tránh thai hiệu quả thì cần nắm những dấu hiệu có thai để phát hiện thai kịp thời nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các tác động mạnh từ yếu tố bên ngoài. Ngoài việc sử dụng que thử thai để phát hiện sớm sự có thai thì các dấu hiệu sau mẹ bầu có thể lưu ý:

  • Máu báo thai, tức là có ra máu nhưng chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Lượng máu báo thai thường khá ít chỉ vài giọt, có màu hồng, nâu hoặc đỏ tươi, kéo dài từ 1 – 2 ngày. Thường không kèm dịch nhầy và vón cục, không kèm đau bụng như triệu chứng kinh nguyệt.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều, có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường, kèm cảm giác chán ăn hay chóng mặt, đau đầu hoặc dễ buồn nôn với bất kỳ mùi bình thường (như thức ăn, sữa tắm,…).
  • Hiện tượng trễ kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất và đôi khi cũng có cảm giác ngực bị căng tức, nhũ hoa sẽ chuyển sang màu sẫm hơn.

Những điều cần biết ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất để tránh sảy thai

  • Nhiều trường hợp sảy thai thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như do thai dị dạng hoặc sai lệch về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, cũng có thể do tiền sử gia đình và bản thân. Trong đó, việc người mẹ không biết mình đang mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ dẫn đến các hoạt động mạnh, tập các môn thể thao dùng nhiều sức, mạo hiểm như chạy bộ,leo núi,…
  • Mẹ bầu có thể lựa chọn tham gia những môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… để tăng cường sức khỏe.
  • Để đảm bảo thai nhi phát triển mạnh khỏe các mẹ bầu nên tránh những loại thức uống có cafein, rượu bia, thuốc lá. Đặc biệt, tránh để nhiễm các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm,…
  • Đồng thời, mẹ bầu nên khám thai định kỳ để nắm rõ sự phát triển của thai nhi, cũng sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng vắc xin để có một thai kỳ khỏe mạnh bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
  • Đặc biệt, trong quá trình mang thai 3 tháng đầu bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai và làm một số xét nghiệm để dự đoán các bất thường nhiễm sắc thể gây dị tật thai nhi ở các thời điểm sau:
  • Từ tuần thai thứ 6 – 10: Sau khi biết có thai, siêu âm để xác định thai đã vào tử cung chưa, thai đơn hay thai đôi và có tim thai hay không.
  • Từ tuần thai thứ 11 – 13: Đo khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim,…).

Chế độ dinh dưỡng cho giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh như: acid folic, calci, sắt, protein có nhiều trong ngũ cốc, các loại rau xanh, các loại họ đậu, thịt, cá, trứng,…

  • Đặc biệt, acid folic (vitamin B9) nằm trong 13 vitamin thiết yếu được cung cấp hằng ngày cho cơ thể (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C và 8 vitamin nhóm B tan trong nước, acid folic thuộc nhóm B là nhóm vitamin tan trong nước) có nhiều trong các loại thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, nấm, đậu nành, cà rốt, cà chua, bí đao, chuối, cam, chanh, bưởi,…). Acid folic rất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và sự tổng hợp DNA, RNA (quá trình phân chia và nhân đôi tế bào). Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ acid folic sẽ gây khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai.
  • Sắt: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nếu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều thực phẩm hàng ngày được bổ sung như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô.
  • Calci: Phụ nữ mang thai cần bổ sung calci giúp ích cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ của em bé. Thực phẩm chứa nhiều calci như: hải sản, tôm, cua, sữa,…
  • Protein: Ở giai đoạn mang thai phụ nữ cần nhiều protein hơn để phát triển và tăng trưởng mô, ước tính cao gấp 2 lần so với thông thường. Đồng thời chất này còn hỗ trợ tối đa hóa việc sản xuất sữa mẹ và giúp trẻ sơ sinh tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nhiều thực phẩm giàu protein như: Cá, trứng, thịt nạc, thịt gia cầm, đậu nành, ngũ cốc,…

Thực phẩm chứa nhiều Protein cần thiết cho phụ nữ mang thai

  • Vitamin và khoáng chất: cũng góp phần để tăng cường miễn dịch cho mẹ trong quá trình mang thai.Theo cẩm nang sức khỏe các mẹ bầu cần ăn nhiều loại trái cây và rau xanh như ổi, táo, cam quýt, bưởi, nho, súp lơ, bắp cải, cải bó xôi, …

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post