Qúa trình lành vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: bản chất vết thương nông hay sâu, cách xử lý vết thương và kịp thời, chế độ dinh dưỡng. Vậy nên, ngoài việc rửa, băng bó, vệ sinh vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng, thực phẩm bạn dùng cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành.
- Sử dụng thuốc sai cách khiến gan bị tổn thương
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
- 5 Cách đơn giản phòng ngừa cảm lạnh
Vết thương hở
Việc lựa chọn thực phẩm thế nào mỗi ngày có thể giúp vết thương nhanh hoặc lâu lành hơn so với việc để chúng hồi phục tự nhiên.
1.Vai trò của chất dinh dưỡng đối với việc lành vết thương
Theo giảng viên Cao đẳng điều dưỡng cho biết: Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc cũng như chữa lành vết thương. Vì vậy, bổ sung những dinh dưỡng cần thiết được coi là một phần quan trọng của việc giúp lành vết thương. Chế độ ăn uống kém, không đảm bảo trước và trong quá trình bị thương có thể làm suy giảm độ bền cũng như quá trình làm lành vết thương. Đã có nhiều dẫn chứng cụ thể cho biết rằng chất dinh dưỡng trong việc chữa lành vết thương.
Qúa trình lành vết thương là một quá trình thay thế mô đã bị tổn thương bằng một mô mới do cơ thể sản sinh ra, việc này cần tăng cường tiêu thụ năng lượng và chất dinh dưỡng. Khi xuất hiện một vết thương, cơ thể sẽ tiết ra hormone căng thẳng và sự trao đổi chất cho nơi tổn thương tốn nhiều dinh dưỡng cần thiết hơn để chữa lành được gọi là giai đoạn dị hóa. Nếu giai đoạn dị hóa ấy cứ kéo dài hoặc là cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng khi mà không hấp thu đủ hay là suy giảm cả về protein và năng lượng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể phá vỡ lượng protein sử dụng làm năng lượng, bên cạnh đó cũng làm giảm nguồn cung cấp axit amin cần thiết để có thể duy trì protein trong cơ thể và chữa lành vết thương, điều này sẽ làm mất khối lượng cơ thể nạc. Mặt khác, suy dinh dưỡng có thể khiến những vết thương không lành, nhất là khi chỉ số khối cơ thể gọi tắt là BMI thấp hay giảm cân không chủ ý đáng kể từ 5% trở lên, kết hợp cùng mất mỡ dưới da và hao mòn cơ.
Khi một cơ thể mất khá nhiều khối lượng cơ thể nạc, việc làm lành vết thương có thể bị trì hoãn. Khi mất khoảng 20% khối lượng cơ thể, các vết thương sẽ có hiện tượng bắt đầu cạnh tranh với cơ để lấy chất dinh dưỡng. Chính vì điều này càng khiến vết thương lâu lành. Vì thế, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để vết thương mau lành là việc tối thiểu cần đảm bảo để có thể cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể.
2.Khi bị thương nên ăn gì
Một số chất dinh dưỡng cần thiết trong việc chữa lành vết thương, như là:
- Chất đạm:
Cẩm nang sức khỏe cho biết chất đạm hay còn gọi protein là thành phần cơ bản cần thiết cho việc duy trì và sửa chữa các mô. Lượng protein quá thấp sẽ gây ra tình trạng giảm phát triển collagen, khiến quá trình lành vết thương chậm lại. Và ngược lại, mức protein phù hợp sẽ giúp việc chữa lành vết thương được tối ưu. Tổng lượng protein ăn vào cũng quan trọng, bởi nếu không đáp ứng đủ như cầu năng lượng, cơ thể sử dụng protein tạo năng lượng thay vì việc chữa lành vết thương. Nguồn cung cấp protein là: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, các loại hạt, …
Bổ sung chất đạm giúp vết thương mau lành
- Chất béo:
Chất béo gồm chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, là chất quan trọng để chữa lành vết thương. Việc cung cấp đầy đủ chất béo để có thể ngăn cơ thể sử dụng chất đạm làm năng lượng. Axit béo là một trong những thành phần chính của màng tế bào cũng như nhu cầu về axit béo cần thiết tăng lên sau khi bị thương. Nguồn cung cấp chất béo tốt bao gồm là: thịt, sữa nguyên kem, phô mai, bơ, kem, sữa chua, dầu,… Bên cạnh, một điều quan trọng cần lưu ý là duy trì cân nặng cơ thể trong quá trình lành vết thương. Nếu thừa cân, cần tránh giảm cân cho đến lúc vết thương hoàn toàn lành. Và một người thiếu cân cần cố gắng tăng trọng lượng đủ đến mức bình thường.
- L-Arginine:
L-Arginine là một loại axit amin có tính tăng cường các con đường liên quan đến việc làm lành vết thương, như là vai trò tổng hợp protein cấu trúc. Khi cơ thể cần lượng protein nhiều hơn trong việc làm lành vết thương thì L-arginine sẽ trở nên vô cùng cần thiết. Chế độ dinh dưỡng bổ sung arginine giúp tăng cường việc chuyển hóa protein, giúp tổng hợp collagen, giúp tăng thêm độ bền của vết thương.
- Vitamin C:
Vitamin C có vai trò nhất định trong quá trình tổng hợp collagen cũng như sự hình thành nên các mạch máu mới. Lượng vitamin C phù hợp sẽ giúp vết thương mau lành. Thiếu vitamin C có thể làm giảm khả năng làm lành vết thương và có liên quan đến việc tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin C khiến thúc đẩy quá trình chữa vết loét do tì đè. Nguồn cung cấp Vitamin C từ các loại trái cây và rau quả, nhất là cam, bưởi, cà chua,…
- Vitamin A:
Vitamin A có khả năng làm tăng phản ứng viêm ở vị trí vết thương, kích thích sự tổng hợp collagen. Lượng vitamin A thấp dẫn đến tốc độ làm lành vết thương trở nên chậm hơn và dễ bị nhiễm trùng tại chỗ. Và các trường hợp căng thẳng hoặc những chấn thương nghiêm trọng có thể cần tăng nhu cầu vitamin A. Nguồn cung cấp vitamin A gồm: sữa, pho mát, trứng, cá, các loại rau xanh đậm, cam, trái cây màu đỏ,…
- Kẽm:
Kẽm là nguyên tố vi lượng với lượng nhỏ trong cơ thể, có vai trò trong chữa lành vết thương. Kẽm có tham gia vào quá trình tổng hợp protein và collagen, giúp tăng trưởng và chữa lành các mô. Khi thiếu kẽm sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, giảm sự sản xuất tế bào da và giảm độ bền của vết thương. Nguồn cung cấp kẽm gồm thịt đỏ, cá, sữa, trứng,…
- Sắt:
Sắt là khoáng chất cung cấp lượng oxy cho vết thương. Do vậy, thiếu sắt làm giảm khả năng chữa lành vết thương và giảm sản xuất collagen cũng như độ bền của vết thương. Nguồn cung cấp chất sắt gồm: thịt, cá, trứng, bánh mì nguyên cám, các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt,…
- Nước:
Nước là yếu tố quan trọng khác để vết thương mau lành mặc. Dưỡng ẩm rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương, vì khi da mất nước sẽ kém đàn hồi, mỏng manh và dễ tổn thương. Mất nước làm giảm sự lưu thông máu, từ đấy làm suy giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho vết thương.
Trong quá trình lành vết thương không thể quên việc bổ sung nước
3.Khi bị thương không nên ăn gì
Theo giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội cho biết: Thức ăn có thể là thuốc nhưng cũng có thể là chất độc cho cơ thể khi dùng không phù hợp. Vậy nên, khi bị thương có những thức ăn ta cần phải tránh như:
- Chất ngọt: vi khuẩn và vi rút phát triển tốt nhờ vào đường, đó là lý do ta cần tránh ăn nhiều đường khi bị thương.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Những loại thực phẩm này chủ yếu bổ sung carbohydrate cho cơ thể, khiến đường trong máu tăng và insulin cao. Cả hai đều khiến tiêu hao năng lượng cũng như giảm khả năng làm lành vết thương.
- Rượu bia: Rượu bia và những thức uống chứa cồn làm chậm tốc độ việc đông máu và làm máu trở nên loãng. Điều này khiến vết thương mất nhiều thời gian để hồi phục cũng như tăng nguy cơ chảy máu. Bên cạnh đó, rượu làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN