1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Xét nghiệm Progesterone đóng vai trò như thế nào?

Xét nghiệm progesterone thường được chỉ định nhằm theo dõi quá trình phát triển của thai nhi có bình thường hay không, đồng thời đánh giá được tình trạng sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi, chúng thường được kết hợp cùng xét nghiệm estrogen.

Progesterone là hormone sinh dục đực do buồng trứng tiết ra

Vậy xét nghiệm Progesterone đóng vai trò như thế nào? Và chỉ số progesterone cao hay thấp có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi? Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời những câu hỏi trên

1. Chỉ số progesterone là gì?

Theo giảng viên Cao đăng Dược TPHCM cho biết: Để rõ hơn xét nghiệm progesterone thì bạn cần biết chỉ số progesterone là gì, và có vai trò như thế nào đối với thai nhi và mẹ bầu. Progesterone là một hormone sinh dục nữ, được buồng trứng tiết ra sau mỗi kỳ kinh nguyệt, chúng giúp điều hòa cơ thể, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và cho cả sự phát triển của thai nhi.

Progesterone đóng vai trò giúp tử cung luôn trong trạng thái sẵn sàng mang thai. Sau khi rụng trứng, hormone này sẽ làm lớp nội mạc tử cung dày lên, sẵn sàng để trứng được thụ tinh phát triển. Nếu trứng thụ tinh không được thụ tinh, chỉ số progesterone sẽ giảm xuống, đến khi lớp niêm mạc tử cung bong ra và xuất hiện kinh nguyệt. Trong trường hợp ngược lại, trứng được thụ tinh thì chỉ số progesterone vẫn duy trì để lớp nội mạc tử cung này vẫn dày để cung cấp dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Hơn thế, progesterone cần thiết cho sự phát triển vú, sản sinh sữa cùng với hormone sinh dục nữ khác là estrogen.

Ngoài phụ nữ, nam giới cũng tiết lượng rất nhỏ loại hormone này, nó đóng vai trò giúp hình thành hormone sinh dục nam testosterone.

2. Xét nghiệm Progesterone là gì?

Xét nghiệm progesterone là xét nghiệm được thực hiện nhằm định lượng nồng độ progesterone được cơ thể tiết ra, thông qua việc xác định hàm lượng nó có trong huyết thanh bao nhiêu. Đây là một xét nghiệm máu được thực hiện bởi hệ thống máy hiện đại nên không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được xét nghiệm này.

3. Xét nghiệm progesterone được chỉ định khi nào?

Theo cẩm nang sức khoẻ xét nghiệm này thường chỉ định khi phụ nữ gặp vấn đề khi mang thai hay các vấn đề liên quan về chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ progesterone có trong máu sẽ giúp bác sỹ biết bạn có dấu hiệu rụng trứng hay không, hoặc có bất thường gì về chu kỳ rụng trứng hay không. Khi biết được các vấn đề này sẽ giúp chẩn đoán và quản lý việc sinh sản ở phụ nữ

Nồng độ progesterone thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, cũng như trong thời gian mang thai. Những đối tượng có nồng độ progesterone quá thấp có khả năng chức năng buồng trứng gặp vấn đề, mãn kinh hoặc sau mãn kinh.

Xét nghiệm này được chỉ định nhiều nhất với đối tượng là các mẹ bầu, như một cách để kiểm tra sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi.

Nó cũng là cách giải thích tại sao bạn gặp khó khăn trong việc mang thai cũng như giúp xác định bạn có khả năng rụng trứng không. Đồng thời,  sử dụng nó để thay thế cho các xét nghiệm hormone khác hay kiểm tra sức khỏe cho phụ nữ đang mang thai.

Xét nghiệm progesterone còn được chỉ định khi nghi ngờ trường hợp mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sảy thai cao. Thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh không nằm trong tử cung mà gắn vào các vị trí khác chẳng hạn như cổ tử cung, ống dẫn trứng hay khoang bụng,…, trường hợp này thai nhi không thể phát triển bình thường. Nồng độ progesterone quá thấp cũng là cảnh báo nguy cơ sảy thai cao ở thời kỳ đầu mang thai.

4. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm Pprogesterone?

Hầu hết mọi người không cần chuẩn bị gì trước khi lấy máu xét nghiệm, tuy nhiên cũng sẽ có những yêu cầu nhất định để kết quả được chính xác nhất bao gồm: bạn cần dừng dùng các loại thuốc trước khi xét nghiệm như thuốc tránh thai, thuốc bổ sung progesterone, các thuốc làm loãng máu vì có thể khiến nồng độ progesterone bị sai lệch

5. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm progesterone

Xét nghiệm nồng độ Progesterone trong huyết thanh được tính theo đơn vị ng/ml, bác sỹ khám trực tiếp sẽ nhận và đánh giá kết quả của bạn (phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt, có mang thai hay không)

Nếu trường hợp phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ progesterone sẽ thấp, thường là sau trứng rụng nồng độ sẽ tăng lên đến đỉnh điểm, và sau đó lại quay về mức thấp, trừ khi bạn mang thai.

Theo giảng viên Liên thông cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Nồng độ progesterone nằm trong giới hạn bình thường nếu nó nằm trong ngưỡng như sau:

  • Phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh, đầu kỳ kinh nguyệt, hay ở nam giới: < 1 ng/ml.
  • Phụ nữ giữa kỳ kinh nguyệt: 5 – 20 ng/ml.
  • Phụ nữ mang thai vào 3 tháng đầu: 15 – 60 ng/ml.
  • Phụ nữ mang thai vào 3 tháng giữa: 25.6 – 89.4 ng/ml.
  • Phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối: 48.4 – 42.5 ng/ml. Nồng độ progesterone sẽ giảm dẫn khi em bé chuẩn bị chào đời chào đời.

Thông thường nồng độ progesterone thay đổi rất nhiều, không chỉ theo kỳ kinh nguyệt mà các thời điểm trong ngày nồng độ cũng thay đổi. Do vậy¸ vào những trường hợp cụ thể mà bác sỹ sẽ chẩn đoán bạn có vấn đề về sức khỏe sinh sản hay không.

Nồng độ Progesterone cao ngoài mang thai có thể vì các nguyên nhân sau:

  • Ung thư buồng trứng

Nồng độ progesterone cao trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư buồng trứng

  • Ung thư tuyến thượng thận
  • Rối loạn tăng sản thượng thận bẩm sinh

Nồng độ Progesterone thấp có thể do:

  • Không rụng trứng.
  • Không có kinh nguyệt.
  • Sảy thai.
  • Thai ngoài tử cung.
  • Thai chết lưu.

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post