1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 2,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hướng dẫn cách dùng cây tầm bóp chữa thủy đậu

Cây tầm bóp là một loài cây mọc hoang rất nhiều ở nước ta nhưng lại có rất nhiều tác dụng quý. Vậy cách sử dụng cây thuốc này để chữa bệnh thủy đậu như thế nào?

Hướng dẫn cách dùng cây tầm bóp chữa thủy đậu

Hướng dẫn cách dùng cây tầm bóp chữa thủy đậu

Tầm bóp là loại cây chữa bệnh tuyệt vời

Tầm bóp là cây thân thảo, cao từ 50 – 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Quả của cây thuốc chữa bệnh này mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài, nhiều hạt. Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.

Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Trong các bữa tiệc chung vui gia đình, bạn bè, tầm bóp cũng xuất hiện cùng với món lẩu. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.

Cách dùng cây Tầm bóp chữa thủy đậu

Theo các nhà thuốc Đông Y, thù lù cạnh được gọi là cẩm đăng lông, có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng. Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Liều dùng 15 – 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 – 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền. Cây tươi giã đắp trị chàm (eczema). Trị cảm cúm, sốt do siêu vi (sốt xuất huyết, sởi, ban hồng, trái rạ, tay chân miệng…): 50 -100 g cành mang hoa, lá, trái tươi, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống ngày 2 – 3 lần, trong 3 ngày liền

Dễ nhầm cây tầm bóp với cây lu lu

Dễ nhầm cây tầm bóp với cây lu lu

Dễ nhầm cây tầm bóp với cây lu lu

Hiện nay rất nhiều người quan tâm đến việc có mấy loại cây tầm bóp. Và nhiều người cũng nhầm lẫn cây lu lu đực với cây tầm bóp. Trong bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nhà xuất bản Y học Hà Nội 2004, trang 140 thì mô tả loài cây lu lu với những đặc điểm khá chi tiết cũng như công dụng lưu ý.

Lu lu là cây thân thảo cao khoảng 0,5-0,8m, thân cây có thể có nhiều cạnh. Lá mọc đơn, phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng dài 4-15cm, rộng 2-3cm, đặc điểm này rất dễ nhầm lẫn với các loài thuộc chi như cây thuốc quý Tầm bóp (Physalis). Hoa thường mọc thành chùm với tự hoa dạng tán, tự hoa không mọc ra từ nách lá như các loài Tầm bóp (Physalis) mà mọc ra ở phía trên của nách lá. Quả hình cầu thành chùm, khi chín có màu đen. Loài này theo GSTS.Đỗ Tất Lợi nó mọc hoang dại khắp nơi, toàn bộ cây Lu lu đực đều có chứa chất độc Solanin.

Có nhiều sự trùng hợp hoặc nhầm lẫn trong tên gọi Tầm bóp, do vậy loài Lu lu đực này đôi khi vẫn thường được sử dụng trái chín để ăn như một số loài Tầm bóp. Báo cáo của Trung tâm An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Canada (CCOHS) hợp tác Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS) thì ở quả xanh của loài Lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin hơn cả. Người ta cũng cảnh báo rằng ở lá của nó còn có chứa chất Nitrate. Nếu ăn phải một lượng lớn các quả còn xanh và lá tươi của loài cây này, sau 6-12 tiếng có thể xảy ra các hiện tượng như sốt vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, buồn ngủ.

Nguồn: duochocvietnam.edu.vn

Share this post