Khi bị bệnh, uống thuốc là điều cần thiết để có thể giúp nhanh chóng khỏi bệnh, tuy nhiên những người có vấn đề về tiêu hóa không thể tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi.
- Dược sĩ cảnh báo khi sử dụng thuốc Ocufen
- Dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc Pantoloc an toàn
- Thuốc Paracetamol gây nguy hiểm khi sử dụng?
Dược sĩ cảnh báo khi dùng thuốc cho người có vấn đề về tiêu hóa
Theo thống kê hiện nay, các bệnh về đường tiêu hóa là một trong những bệnh đứng top đầu trong nhóm bệnh nội khoa và 70% người Việt có nguy cơ mắc những bệnh này do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vấn đề tiêu hóa theo Dược học Việt Nam cho rằng hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hoá. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Trong đó, bộ máy tiêu hoá có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào lộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hoá thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá, chủ yếu diễn ra ở ruột và chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu diễn ra ở gan.
Đây cũng là lí do các sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có thể giải thích tại sao mà các chứng bệnh về đường tiêu hóa đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hoá. Khi bị bệnh việc sử dụng thuốc điều trị là vấn đề tất yếu, tuy nhiên đối với những người gặp vấn đề về đường tiêu hóa, việc sử dụng thuốc Tân Dược không phải là chuyện đơn giản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã đã có cuộc trao đổi với BS. Dương Trường Giang, hiện là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội.
Theo Bác sĩ Dương Trường Giang, những người gặp vấn đề về đường tiêu hóa như: rối loạn nuốt, người có vấn đề về dạ dày hay buồn nôn, nôn khi uống thuốc sẽ gặp trở ngại trong vấn đề uống thuốc và có thể nguy hiểm khi sử dụng chúng.
Rối loạn nuốt
Tình trạng nuốt khó (khó nuốt) thường xảy ra ở những bệnh nhân như Parkinson, chấn thương sọ não, đột quỵ hoặc cổ, ung thư đầu, thực quản. Khi bị rối loạn nuốt, nếu bệnh nhân sử dụng thuốc, nhiều trường hợp viên thuốc sẽ không trôi ngay xuống dạ dày mà mắc lại ở thực quản, gây loét thực quản (đối với những thuốc kích ứng như kháng sinh doxycycline) hoặc trương nở có thể gây khó thở…Nhiều sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong quá trình đi thực tế đã chứng kiến nhiều trường hợp người bệnh bị chứng rối loạn nuốt bị khó thở, thậm chí nguy kịch khi cố tình uống thuốc. Vì vậy, khi có cảm giác khó nuốt hoặc bị viên thuốc mắc kẹt ở cổ họng… người bệnh cần thông báo cho nhân viên y tế biết để được xử lý kịp thời.
Người bệnh có “vấn đề” ở dạ dày
Trong trường hợp bệnh nhân có vấn đề ở dạ dày như đau bụng, viêm loét dạ dày, ợ nóng hoặc đau dạ dày, người bệnh cần tuyệt đối thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc Tân Dược dạng viên nào. Đặc biệt đối với các thuốc có tác dụng phụ gây hại dạ dày như các loại thuốc kháng viêm không steroid (aspirin, ibuprofen, naproxen…), người bệnh càng phải thận trọng hơn. Khi có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc bị viêm loét dạ dày mà người bệnh dùng các thuốc này sẽ làm trầm trọng thêm bệnh, sẽ gây chảy máu dạ dày. Trong trường hợp bạn cần sử dụng thuốc bạn nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ tư vấn.
Buồn nôn, nôn
Buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng gây phiền hà trong quá trình uống thuốc. Chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên, BS. Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc uống Tân Dược có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn ảnh hưởng tới quá trình dùng thuốc. Trong trường hợp nặng, người bệnh phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc đặt, tiêm…
Bác sĩ Dương Trường Giang đưa ra lời khuyên cho các bệnh nhân thường xuyên buồn nôn và nôn khi sử dụng thuốc không nên dùng các sản phẩm có chứa salicylate (aspirin, magiê salicylat và subsalicylate bismuth). Đây là cảnh báo được đưa vào để ngăn chặn sự xuất hiện của hội chứng Reye với các triệu chứng thường bắt đầu với buồn nôn và nôn, tiếp theo là hành vi kích thích, tiêu cực và hiếu chiến. Các triệu chứng khác bao gồm lú lẫn, hôn mê, thay đổi tâm thần, động kinh…
Để sử dụng thuốc an toàn đối với người có vấn đề về đường tiêu hóa, BS. Giang khuyên người bệnh nên thông báo tình hình cho Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Điều Dưỡng viên trực tiếp chăm sóc biết về tình trạng bệnh cũng như việc dị ứng với những thuốc nào…để có thể kịp thời xử lý tình trạng bất ổn có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
Nguồn: Duochocvietnam.edu.vn