1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bật mí công dụng chữa bệnh của cây Nhọ nồi

Nhọ nồi là một vị thuốc Nam có giá trị trong y học, đây là dược liệu quý được ông cha ta sử dụng trong rất nhiều bài thuốc mà không phải ai cũng biết tới.

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Mặt quỷ

Tìm hiểu những công dụng quý của cây cỏ Mần trầu

Bật mí nhiều công dụng tuyệt vời của Hoa đu đủ đực

Tìm hiểu công dụng cây nhọ nồi

Tìm hiểu công dụng cây nhọ nồi

Thông qua bài viết sau chúng tôi muốn truyền tải những kiến thức bổ ích về cây nhọ nồi để chăm sóc cho sức khỏe bản thân và gia đình

Tìm hiểu về cây Nhọ nồi

Thông tin từ các dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì cây nhọ nồi (hay còn gọi là cỏ mực) có  tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Nhọ nồi mọc bò hoặc thẳng đứng, có lông thưa, cứng với chiều cao trung bình từ 0.2-0.4m, có thể đến 0.8m. thân màu nâu, lục nhạt hoặc hơi đỏ tía. Lá mọc đối, các phiến lá hẹp và dài tầm 2.5cm x 1.2cm. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa cạn, có lông cả ở hai mặt lá. Hoa có màu trắng hợp thành đầu, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái bên ngoài. Quả bế cụt đầu hoặc dẹt, có 3 cạnh màu đen dài tầm 3mm, rộng 1.5cm.

Nhọ nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, có công dụng lương huyết, dưỡng thận âm, thanh can nhiệt, cầm máu, làm đen râu tóc.

Thành phần của nhọ nồi gồm tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất alcaloid tên là ecliptin.

Công dụng chính của cây Nhọ nồi

Nhọ nồi là một trong những vị dược liệu có rất nhiều tác dụng. Từ xa xưa ông cha ta đã vận dụng những tác dụng đấy trong những bài thuốc quý để chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Tác dụng của nhọ nồi có thể kể đến:

1. Cầm máu

Trong nhọ nồi có chứa hàm lượng lớn tanin có thể rút ngắn thời gian đông máu. Dùng lá nhọ nồi giã nát đắp vào vết thương có tác dụng cầm máu . Nhọ nồi được dùng trong các bài thuốc chữa .

– Chảy máu cam và thổ huyết (nôn ra máu từ dạ dày)

Tiểu ra máu ( Chữa tiểu ra máu bằng cách kết hợp bông mã đề với nhọ nồi)

Chảy máu dạ dày, hành tá tràng

– Vết nứt chém nhỏ chảy máu

– Trị rong kinh: ( Bị rong kinh nhẹ dùng cỏ mực khô sắc nước uống hoặc tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống. Nếu ra máu nhiều, cần thêm vào cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp)

Chữa chảy máu tử cung

Chữa ho ra máu

Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, diệt khuẩn,...

Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, diệt khuẩn,…

 

2. Tiêu viêm, diệt khuẩn

Theo Y học cổ truyền Việt Nam thành phần chứa trong nhọ nồi có khả năng tiêu điệt một số loại vi khuẩn như: trực khuẩn viêm ruột (bacillus enteritidis), trực khuẩn bạch hầu (bacillus diphtheria), tụ cầu khuẩn và có tác dụng nhất định tới amip. Người ta dùng cỏ mực để trị các bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn.

3. Ức chế ung thư, tăng cường miễn dịch

Có khả năng ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ở ung thư dạ dày.

4. Giúp đen tóc và dưỡng da

Sử dụng nhọ nồi có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu ngoài da (nhất là da đầu) do đó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ làm cho da dẻ sẽ mịn màng, râu tóc đen mượt hơn.

5. Điều trị di mộng tinh do tâm thận nóng

6. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ăn không ngon, thiếu máu, gầy yếu:

7. Trị chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn

8. Chữa bệnh sỏi thận

9 .Hỗ trợ trong chữa trị chứng giảm tiểu cầu máu:

Ngoài ra nhọ nồi còn chữa sốt xuất huyết, chống sưng viêm, bảo vệ gan, hạ huyết áp, trung hòa tác dụng của nọc rắn rất tốt.

Những lưu ý sử dụng cây thuốc quý Nhọ nồi

Nhọ nồi tuy là một dược liệu quý có nhiều tác dụng tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng được nhọ nồi. Cụ thể những  người tỳ vị hư hàn tiêu chảy, âm hư không có nhiệt không được sử dụng nhọ nồi.

Share this post