1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Công dụng của cây thuốc Diệp hạ châu hay còn gọi với tên thông dụng là cây Chó đẻ

Diệp hạ châu được biết đến như một cây thuốc Đông y được các bác sĩ y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu dụng. Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu về những lợi ích của cây Diệp hạ châu mang lại cho sức khỏe con người.

Diệp hạ châu thường mọc hoang phân bố nhiều nước ta

Diệp hạ châu thường mọc hoang phân bố nhiều nước ta

Mô tả sơ lược về cây Diệp hạ châu

Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, hay còn được gọi với tên khác là cây chó đẻ hay cỏ chó đẻ. Là dạng cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược , đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn , dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống , hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.

Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết cây Diệp hạ châu có vị ngọt, đắng, tình mát có công dụng Minh mục, thanh can, lợi tiểu, thấm thấp. Dân thường dụng Diệp hạ châu để chữa một số bệnh như Trị trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột, tiêu chảy, sỏi bàng quang, họng sưng đau.

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Diệp hạ châu

Diệp hạ châu với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người

Diệp hạ châu với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người

  1. Chữa sạn mật, sạn thận Diệp hạ châu đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
  2. Trị bệnh sốt rét: Cây chó đẻ 8 g, dây hà thủ ô, lá cây mãng cầu tươi, thảo quả, thường sơn, dây gớm, mỗi loại lấy 10g, hạt cau, dây cóc, ô mai, mỗi vị lấy 4g sắc với 600 ml nước, sau khi sắc xong còn khoảng 200ml nước đem chia làm hai phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Nếu dùng mà vẫn chưa hết thì cho thêm sài hổ 10g. 4. Cách sử dụng diệp hạ châu chữa bệnh Chữa viêm gan siêu vi. Diệp hạ châu đắng 16 g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8 g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12 g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hòa bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.
  3. Diệp hạ châu với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người
  4. Trị bệnh viêm gan B:  Diệp hạ châu 30g, nhân trần 12g, chi từ 8g, sài hồ 12g, cùng hạ khô thảo 12g, ngày sắc uống một thang.
  5. Chữa viêm gan, viêm ruột tiêu chảy, vàng da: Diệp hạ châu đắng 40g, mã đề 20g, cây dành dành 12g, sắc lên rồi dùng.
  6. Trị suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt. Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12 g. Sắc lấy nước uống hàng ngày thay trà.
  7. Trị sốt rét bằng diệp hạ châu Diệp hạ châu đắng 16 g, Thảo quả 12g, Thường sơn 16 g, Hạ khô thảo 12 g, Binh lang 8 g, Đinh lăng 12g. Sắc lấy nước uống.

Ngoài ra các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng lưu ý một số vấn đề cần thiết cho các bạn đọc rằng Diệp hạ châu không có độc tính, độ an toàn cao ngoại trừ một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Tuy nhiên, Diệp hạ châu có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn , dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Vị vậy, những trường hợp này nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hòa bớt tính mát của Diệp hạ châu.

Share this post