1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dùng cây Đậu ván để chữa bệnh liệu bạn đã biết?

Đậu ván hay còn được gọi với tên khác là Bạch đậu hay đậu ván trắng…Ở nước ta đậu ván được trồng khắp nơi dùng để chế biến thực phẩm, tuy nhiên ít ai biết rằng đậu ván còn là một cây thuốc quý với nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích.

Đậu ván với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Đậu ván với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Thông tin cần biết về cây Đậu ván

Đậu ván có tên khoa học là Dolichos Lablab Lin. (Lablab vuglgaris Savi L… Dolichos albus Lour.). Họ Fabaceae (Họ Đậu). Thuộc dạng dây leo, dài 4-5 m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn,ngắn, dài 5cm-8cm, rộng 3,5cm-6cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5cm-7cm, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ. Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặcđầu cành, trên cuống dài 15cm-25cm, gồm nhiều hoa màu trắng, thơm.Hoa khá to, thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách, mỗi mấu có 3 hoa. Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6 cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi. Hạt 4-5 nằm ngang, trắng, vàng, nâu hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5mm-6 mm, có mồng ở mép. Mùa hoa vào tháng 4-5,mùa quả: tháng 9-10. Phân bố được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Đồng Nai, Bình Thuận, Sông Bé.

Theo y học cổ truyền, Đậu ván có vị ngọt, tính hơi ấm, không độc có tác dụng Bổ ngũ tạng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). Chủ hành phong khí, phụ nữ bị đới hạ, trị trúng độc các loại thảo dược (Bản Thảo Đồ Kinh). Chỉ tiết lỵ, tiêu thử, noãn Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát (Bản Thảo Cương Mục). An thai (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ). Hòa trung hạ khí, bổ tỳ, chỉ khát, lỵ, hóa thấp. Trị bạch đới, thổ tả, bạch trọc, giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Đậu ván và một số thành phần hóa học

Hạt chưa chín của Đậu váng trắng chứa một số hợp chất điều tiết sinh trưởng làDolicholid, Dolichosteron, Homodolicholid, Homodolichosteron Brassinolid, Castasteron, 6-Deoxycastasteron,] 6- Deoxy Dolichosteron (Dược Liệu Việt Nam). Hạt còn chứa một hỗn hợp Polysacharid bao gồm chủ yếu Galactosyl – Arabinose và Galactose (Dược Liệu Việt Nam). Trong Bạch biển đậu có Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33 %, Linoleic acid 57,95%, Elaidc acid 15,05 %, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%,Stearic acid 11,26%, Arachidic acid 0,58 % (Kasmiri M và cộng sự C A, 1990, 112: 234162n), Trigonelline (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 114: 139760p), Methionine, Leucine, Threonine (Laurena Antonio C và cộng sự, C A, 1991, 115, 70130j), Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Gucose, Stachyose, Maltose, Raffinose (Ayako Matsushita, C A, 1968, 68: 66373j), L-2- Pipecolic acid (Jaffe Werner G. C A 1969, 70: 103213w), Phytoagglutinin (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 115: 78713x).

Hạt chứa 82,4% nước, 4,5 % Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06 % P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin (Dược Liệu Việt Nam). Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Glucose, Stachyose Maltose, Raffinose (Ayako Matushita, C A 1968, 68: 66373j). Trong Bạch biển đậu có Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase (Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý của cây Đậu ván

Dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết cây Đậu ván có một số tác dụng Dược lý như: Kháng Vi Sinh Vật: 100% dịch chiết Bạch biển đậu có tác dụng ức chế khuẩn lỵ. Dùng dịch chiết chích cho chuột nhắt trắng cho thấy chất SK (Đa lựu) có tác dụng kháng lỵ độc (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng). Giải Độc: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ănmà sinh ra nôn mửa, dạ dày viêm cấpvà ruột viêm cấp tính. Giải độc rượu, trúng độccá Nóc [Hà Đồn] (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

Một số bài thuốc trị bệnh vận dụng với cây Đậu ván

Đậu ván được trồng nhiều ở nước ta

Đậu ván được trồng nhiều ở nước ta

  • Trị lở ngứa: Đậu ván giã nát, đắp vào chổ vảy rụng (Trữu Hậu Phương).
  • Trị thổ tả: Đậu ván đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g,sắc với 6 chén nước còn lại 2 chén chia ra uống (Thiên Kim Phương).
  • Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: Đậu ván 12g, Hậu phác 8 g, Hương nhu 12g. Sắc uống (Hương Nhu Tán – Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương). Đậu ván (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g, Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g, sắc lấy nước uống (Hương Nhu Thang -Hòa Tễ Cục Phương).
  • Trị tiêu chảy do Tỳ hư: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280 g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g, Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12 g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo (Sâm Linh Bạch Truật Tán – Hòa Tễ Cục phương).
  • Trị thổ tả vọp bẻ: Đậu ván, tán bột uống với giấm (Phổ Tế phương).
  • Trị tiểu đường, khát nước: Đậu ván, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thứ căn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận (Nhân Tôn Đường phương).
  • Trị xích bạch đới: Đậu ván sao tán bột, mỗi lần uống 8g,với nước cơm (Vĩnh Loại Kiềm phương).
  • Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau: Đậu ván sống, bỏ vỏ,tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
  • Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín: Đậu ván sống tán, trộn lấy nước uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
  • Trị sinh non (bán sản): Đậu ván 20g, Bạch mao căn 30g, Bạch truật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g. Tán bột, uống mỗi lần 8g (Bạch Biển Đậu Tán – Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).
  • Trúng độc các loại thịt chim: Đậu ván nghiền nhỏ uống với nước lạnh (Sự Lâm Quảng Ký phương).
  • Trị nôn mửa, lỵ, do thương thử: Đậu ván 16g,Hoắc hương 8 g.sắc uống,hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu gĩa lấy nước uống cũng được (Biển Đậu Tán – Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau,tiêu chảy: Đậu ván 30 hạt gĩa nát lấy nước uống (Kinh Nghiệm Phương).
  • Giải các loại độc dược: Đậu ván, tán bôt, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g. (Bạch Biển Đậu Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
  • Trị máu thiếu, da vàng: Đậu ván 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6 g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống (Bạch Biển Đậu Thang -Y Phương Ca Quát).
  • Trị cảm sốt, nôn mửa, ăn uống không tiêu: Đậu ván (sao) 20g, Hương nhu 16g, Hậu phác 12g, sắc uống (Nam Dược Thần Hiệu).
  • Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: Đậu ván 4g, Hoắc hương, Thương truật mỗi thứ 8g,sắc uống,trị trường vị viêm cấp tính mùa hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị vào mùa Hè, bị thương thử, phiền táo, khát, nôn mửa, tiêu chảy: Đậu ván (sao) 120g, Hương nhu (lá) 60g. Tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
  • Trị tiêu chảy do Tỳ Vị hư yếu: Đậu ván (sao) 50g, Sơn dược 60g, Mạch nha (sao sơ) 30g, Sơn tra (hắc) 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 16g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
  • Trị bạch đới ra nhiều mà mầu xanh: Đậu ván (sao) 16g, Sơn dược 18g, Tiền nhân 12g, Ô tặc cốt 6g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
  • Trị thủy thũng do Tỳ hư: Đậu ván (sao vàng) 160g, Tán bột, mỗi lần dùng 12g, ngày 3 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
  • Trị lỵ trực khuẩn: Đậu ván (hoa), dùng tươi, 10g, Địa miên thảo (tươi) 30g, sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết những người đang bị chứng thương hàn, hoặc có ngoại tà cấm dùng đậu ván. Trường vị có trệ, không dùng.

Share this post