Rừng nước ta có rất nhiều vị cây thuốc quý có giá trị về kinh tế cũng như Y dược. Sau đây là những loại cây thuốc quý trong rừng nên được bảo tồn.
- Hạ mỡ máu hiệu quả với các món ăn đến từ mộc nhĩ
- Dùng cây Đậu ván để chữa bệnh liệu bạn đã biết?
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh hữu dụng từ cây Hẹ
Những cây thuốc quý trong rừng Việt Nam đang được bảo tồn
Cây thuốc quý sâm ngọc linh
Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5, sâm Trúc) là một loại sâm quý đặc hữu của Việt Nam, được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh, tiếp giáp 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Bác sĩ Chu Ngọc sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Pasteur cho biết, thân và rễ của sâm Ngọc Linh có tới 52 saponin (thành phần chính của nhân sâm, càng nhiều saponin càng tốt).
Trong số này, có 26 saponin thường thấy ở nhân sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản và 26 saponin mới phát hiện. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin damma-ran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới.
Đây là một loại cây thuốc quý trong rừng thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ mập có đường kính 3,5cm, không có rễ phụ dầy dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm. Lá kép chân vịt có 5 lá chét, lá dài 7-12cm.
Lá chét trên cùng hình trứng ngược hoặc hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-5cm, đầu lá thường nhọn đột ngột, mũi nhọn kéo 1,5-2cm, góc lá hình nêm, mép lá có răng cưa nhỏ đều, gân bên 19 cập dọc theo gân chính và gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài đến 3mm, mặt dưới ít hơn.
Tam thất – cây thuốc quý trong rừng
Theo tin tức Y tế mới nhất cho biết, trong củ tam thất có chứa chất acid amin và hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin. Còn theo Đông y, tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả.
Có hai loại tam thất là tam thất bắc và tam thất nam trong đó tam thất bắc hay còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Tam thất nam còn có tên gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng. Củ và rễ tam thất đều được dùng như các vị thuốc quý.
Tam thất – cây thuốc quý trong rừng
Củ tam thất có tác dụng chữa nhiều bệnh và hoa tam thất cũng không kém cạnh. Hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, điều hòa chức năng của nội tạng, hạ huyết áp và trấn an tinh thần. Bên cạnh đó, hoa tam thất còn có tác dụng giúp chữa các bệnh về tai như ù tai, điếc tai tạm thời, hoặc chữa các bệnh về họng như viêm họng cấp tính, tiêu viêm.
Hoa tam thất cũng có tác dụng giảm béo hiệu quả, chữa mất ngủ kéo dài và chữa chứng nghiến răng khi ngủ. Đồng thời, hoa tam thất cũng có tác dụng tăng sữa cho phụ nữ mới sinh và các bệnh về hệ cơ xương khớp.
Củ mài – thuốc quý cần bảo vệ
Củ mài hay còn gọi là hoài sơn, sơn dược. Là cây thuốc quý trong rừng thường mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chế hoài sơn vì nếu chỉ trông vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.
Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: Người có cơ thể suy nhược, bệnh đường tiêu hóa như ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày, bệnh tiêu khát, di tinh, mộng tinh và hoạt tinh, viêm tử cung bạch đới, thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt …
Nguồn: duochocvietnam.edu.vn