“Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?” là câu hỏi khiến nhiều người lúng túng khi gặp trường hợp bị dị ứng thuốc. Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn!
- Thuốc kháng sinh vô nghĩa với 4 căn bệnh sau
- Dược học tư vấn dùng thuốc stérima adult
- Các yếu tố khiến nồng độ Cholesterol trong máu cao
Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?
Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?
Dị ứng thuốc kháng sinh không phải tình trạng hiếm gặp hiện nay. Trong một số trường hợp, tác hại do dị ứng thuốc kháng sinh còn nguy hiểm hơn cả bệnh lý đang mắc. Vậy dị ứng thuốc kháng sinh là gì và phải làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?
Theo các chuyên gia y tế, dị ứng thuốc là trường hợp thuốc khi đi vào cơ thể xảy ra các tác dụng không mong muốn do loại thuốc hoặc cơ địa của mỗi người.
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc có thể xuất phát từ việc người bệnh tự ý mua thuốc không theo hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ, dùng thuốc không đúng bệnh và liều lượng hoặc đi khám bác sĩ nhưng không trình bày hết các tiền sử bệnh đã từng gặp, dẫn đến việc kê thuốc có thể gây ra dị ứng.
Dị ứng thuốc rất nguy hiểm
Tác hại của dị ứng thuốc kháng sinh
Khi cơ thể bị dị ứng thuốc kháng sinh, mức độ nhẹ có thể dẫn đến buồn nôn, sốt, nôn ói, mề đay, phù Quincke, đỏ da toàn thân, viêm da dị ứng..
Nặng hơn là dẫn đến hôn mê, sốt cao không khỏi. Dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây tổn thương cho tất cả các cơ quan trong cơ thể, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc phải điều trị phức tạp kéo dài nhiều ngày. Các biến trứng thường gặp do dị ứng thuốc Tân dược bao gồm:
- Chứng mất bạch cầu hại.
- Bệnh huyết thanh.
- Hồng ban đa dạng.
- Sốc phản vệ. Trong đó sốc phản vệ là tai biến nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong chỉ sau vài giây – 30 phút.
Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?
Mối nguy hiểm của dị ứng thuốc kháng sinh ai cũng biết, nhưng bị dị ứng thuốc kháng gì nên làm gì thì không phải ai cũng biết.
Để hạn chế mối nguy hiểm khi bị dị ứng thuốc, bạn có thể tham khảo những cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh dưới đây:
-
Tránh gây dị ứng
Ngay khi trên cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của dị ứng thuốc kháng sinh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tránh nguy cơ dị ứng. Đây là bước điều tiên trong cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh để ngăn chặn phản ứng dị ứng và các biến chứng có thể xảy ra.
Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có tư vấn của bác sĩ
-
Sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng
Nếu không biết làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm phản ứng của các triệu chứng xảy ra cùng với dị ứng thuốc . Một số loại thuốc giảm triệu chứng phổ thông gồm corticosteroid, thuốc làm thông mũi, kháng histamin.
-
Epinephrine khẩn cấp
Với những cơ thể bị dị ứng kháng sinh nặng, ngay lập tức sẽ được bác sĩ tiêm mũi Epinephrine khẩn cấp để ức chế thuốc kháng sinh trở nên vô dụng, có tác dụng ngăn ngừa các phản ứng cho đến khi được tiến hành điều trị.
-
Miễn dịch liệu pháp
Trong trường hợp cơ thể thường xuyên bị dị ứng (dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết…), có khả năng cao bị dị ứng thuốc kháng sinh, có thể đề phòng việc dị ứng thuốc bằng cách tiêm mũi miễn dịch liệu pháp (mũi tiêm ngừa dị ứng), thời gian tiêm là vài năm.
Những cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh có thể trở nên vô tác dụng nếu bệnh xảy ra ở trường hợp nặng và không được phát hiện kịp thời. Do đó cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân là dừng việc lạm dụng sử dụng thuốc, không tự ý mua thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, cũng như tuân thủ nghiêm túc trong việc uống thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh.
Hoàng Thu – Duochocvietnam.edu.vn