Khương hoàng là vị thuốc Y học cổ truyền được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc và trong đời sống hằng ngày, được bào chế từ thân rễ (củ) của cây Nghệ vàng. Khương hoàng có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, khó thở, bế kinh, ngực sườn đau tức, vết thương lâu lành,…
Vậy khương hoàng là loại thuốc có đặc điểm như thế nào, cách sử dụng ra sao, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây.
- Một số bài thuốc đông y trị bệnh từ bạch giao hương
- Một số bài thuốc đông y điều trị bệnh từ cây cỏ xước
- Những bài thuốc thổ hoàng liên chữa bệnh hiệu quả
Khương hoàng – vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh
1. Thông tin chung
- Tên khác: Nghệ vàng
- Tên khoa học: Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.)
- Họ: Gừng – Zingiberaceae
2. Thành phần hóa học
Theo giảng viên Cao đăng Dược TPHCM cho biết: Các thành phần chính được tìm thấy trong Khương hoàng bao gồm: Nước, tinh bột nhựa, Curcumin, chất vô cơ, tinh dầu, tinh bột, chất béo, canxi Oxalat
3. Tác dụng dược lý
- Kích thích sự bài tiết mật, thông mật, tăng sự co bóp của túi mật nhưng không làm tăng Bilirubin.
- Tinh dầu pha loãng có thể tiêu diệt nấm và một số loại vi trùng,…
- Giúp tử cung co bóp đều đặn hơn.
- Tác dụng hạ áp.
- Hỗ trợ gan thực hiện chức năng giải độc.
- Khương hoàng có khả năng làm giảm lượng Galactoza, sử dụng cho bệnh nhân Galactoza
- Khương hoàng có khẳ năng làm giảm lượng Urobilin.
- Khương hoàng còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi trùng lao.
- Thí nghiệm trên chuột cho thấy tinh dầu của Khương hoàng với liều 9.2 ml/kg có thể sinh ra độc tố
Mô tả
Nghệ vàng là cây thân cỏ, chiều cao 0.5 – 1 mét. Thân rễ nghệ vàng hình trụ, hơi dẹt. Lá thon, có hình trái xoan, lá nhẵn hai mặt, hai đầu lá nhọn, cuống lá có bẹ, chiều dài có khi hơn 40 cm, đường kính 20 cm. Hoa Nghệ mọc thành cụm từ giữa các kẽ lá, hình nón thưa. Tràng hoa có phiến, cánh hoa có màu vàng nhạt hoặc màu xanh lục, chia thành 3 chùy. Hạt có lớp áo bên ngoài.
Khương hoàng là vi thuốc từ thân rễ hay củ của Nghệ vàng, khác với Uất kim là vị thuốc từ rễ của cây Nghệ vàng.Đây là hai vị thuốc này hoàn toàn khác nhau về tính vị, công dụng, chủ trị, cách dùng và liều lượng. Hiện tại rất nhiều y thư gộp chung hai vị thuốc này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dùng. Do đó, cần phải hết sức lưu ý vấn đề này và tốt nhất là nên tham khỏa ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Cây nghệ vàng
Phân bố
Theo cây thuốc quý nghệ vàng được tìm thấy ở một số quốc gia như Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc và các quốc gia nhiệt đới khác.
Ở Việt Nam, Nghệ vàng được trồng hầu hết khắp nơi trên cả nước nên Nghệ xuất hiện khá phổ biến trong các món ăn để làm gia vị cũng như dùng làm thuốc điều trị bệnh…
Thu hái
Nghệ được thu hái quanh năm và mùa thu là thời gian thu hái để làm dược liệu có chất lượng tốt nhất.
Sơ chế
Sau khi thu hái, sử dụng phần thân rễ (củ), phần rễ cắt để riêng.
Bào chế dược liệu
Đồ hoặc hấp trong 6 – 12 giờ, để cho ráo nước, mang đi phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản dược liệu
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm mốc.
4. Theo Y học cổ truyền
1. Tính vị
Vị đắng, cay. Tính ấm.
2. Quy kinh
Quy kinh Tỳ và Can.
3. Công dụng:
Hành khí hoạt huyết, chỉ huyết, chỉ thống, sinh cơ,…
4. Chủ trị:
- Bế kinh, kinh nguyệt không đều,
- Ngực sườn đau tức, khó thở, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…
- Phụ nữ sau sinh sản dịch ra chưa hết, kết hòn cục (trưng hà),…
- Hỗ trợ điều trị làm lành các vết thương.
- Điều trị mụn, mụn trứng cá, trắng da,…
Khương hoàng (dạng bột)
5. Cách dùng – Liều lượng
Sử dụng khương hoàng dạng thuốc sắc, dạng bột, viên hoàn hoặc thoa ngoài da.
Liều lượng khuyến cáo: 3 – 10 g/ngày ở dạng uống trong, chia 2 – 3 lần uống/ngày.
6. Một số ứng dụng lâm sàng của khương hoàng
6.1. Hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh
Khương hoàng 250 gr, Phèn chua 100 gr, tất cả tán thành bột mịn, hòa với nước cháo làm thành hoàn kích thước bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng khoảng 50 viên.
6.2. Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính
Khương hoàng 12 gr, Bạch mao căn, Bồ công anh, Nhân trần mỗi vị 40 gr; Đại hoàng, Hoàng liên, mỗi vị đều 9 gr, Chi tử 16 gr, sắc uống, 01 thang chia 3 lần uống/ngày, trước bữa ăn, liên tục trong 3 – 4 tuần.
6.3 Chữa kinh nguyệt không đều
Khương hoàng, Xuyên khung, Đào nhân mỗi vị 8 gr; Ích mẫu, Kê huyết đằng, mỗi vị 16 gr; Sinh địa 12gr, sắc uống 01 thang/ngày, dùng liên tục trong 2 – 3 tuần trước khi có kinh, sử dụng vài liệu trình.
6.4. Điều trị đau bụng bế kinh
Khương hoàng chích giấm 15 gr, Huyền hồ chích giấm 10gr, sắc uống 01 thang/ngày, chia 3 lần uống trước bữa ăn, sử dụng liên tục trong 2 – 3 tuần.
6.5 Chữa loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày
– Khương hoàng 10 gr, Ô dược 5 gr, Cam thảo 3 gr, sắc uống, 01 thang/ ngày, chia làm 2-3 lần uống.
Kiêng kỵ khi sử dụng Khương hoàng
Theo giảng viên Liên thông cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Không dùng cho phụ nữ có thai, các trường hợp bệnh sau sinh mà không phải do nhiệt kết, người bị trào ngược dạ dày thực quản, thiếu máu.
Khương hoàng ảnh hưởng không tốt đến các loại thuốc kháng axit gây ra các cơn đau dạ dày ngoài ý muốn.
Người sắp thực hiện phẫu thuật không dùng do Nghệ có khả năng chống đông máu, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN