1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì?

Ngải cứu từ xưa đã được xem như một loại cây thuốc quý, không chỉ là được dùng để chế biến những món ăn ngon và bổ mà nó còn có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh.

Cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì - 1

Ngải cứu không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Ngải cứu – cây thuốc nam dễ tìm.

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa.

Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae.

Đây là một cây thuốc đông y có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như đau lưng, cầm máu, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não…

Cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì?

  1. Tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày.

Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì - 2

Cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì – 2

  1. Ngải cứu có tác dụng cầm máu

Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị.

Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

  1. Ngải cứu có tác dụng điều trị cơ thể suy nhược

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Dùng cho người mới ốm dậy, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn: Dùng 250gr thuốc cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

Có những cách rất đơn giản để bạn có được nụ cười như mùa thu tỏa nắng, thu hút mọi ánh mắt nhìn.

  1. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.

Hoặc bạn cũng có thể nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

  1. Nhanh lành vết thương

Theo Dược học Việt Nam, trong ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non.

Cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì - 3

Cây ngải cứu có tác dụng làm lành vết thương.

  1. Trị mụn nhọt

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

  1. Tác dụng làm đẹp.

Ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những người có da nhờn.

Mặt khác, ngải cứu còn có cả tác dụng giữ ẩm, nên cũng có tác dụng rất tốt với những người có da khô.

Nguồn: Phunutoday.

Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội Sưu tầm.

Share this post