1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dung dịch tiêm truyền Ciprofloxacin 200mg/100ml

Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn:Là kháng sinh chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm kháng sinh Quinolon .Dùng điều trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, ápxe phổi, giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp viêm phế quản mạn. Viêm tai giữa, viêm xoang. Nhiễm lậu cầu. Nhiễm khuẩn da & mô mềm.

Dung dịch tiêm truyền Ciprofloxacin

1.Tác dụng:

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Tác dụng mạnh, có khả năng chống lại các chủng vi khuẩn kháng các kháng sinh nhóm Beta-Lactam, Tetracycline, Aminoglycoside,…

Ciprofloxacin làm ức chế enzym gyrase của vi khuẩn, men này làm mất tác dụng của một số loại kháng sinh nhóm đã bị kháng nêu trên.

Ciprofloxacin hoạt động theo cơ chế ức chế khả năng sinh sản và phát triển của vi khuẩn bằng cách ngăn cản sự lan truyền ,

2.Chỉ định:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như TaiMui4 họng , giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp viêm phế quản mạn.

– Nhiễm khuẩn cầu thận cấp, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang.

– Nhiễm lậu cầu.

– Nhiễm khuẩn da & mô mềm.

– Nhiễm khuẩn huyết.

– Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để điều trị  các trường hợp , tiêu chảy do nhiễm khuẩn, viêm xương khớp, viêm phúc mạc bụng, viêm đường mật, viêm phần phụ.

1.Chống chỉ định:

-Dị ứng với nhóm quinolone. Trẻ em đang tăng trưởng.

-Người bệnh có biểu hiện viêm gân.

-Người mắc bệnh động kinh.

2.Tác dụng phụ:

Thuốc tân dược  trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Rối loạn ở đường tiêu hóa,
  • Buồn nôn, nôn,
  • Tiêu chảy,
  • Đau nhức đầu,
  • Viêm kết đại tràng giả mạc.
  • Trường hợp bị suy thận dùng 1/2 liều.

3.Dược động học:

  • Độ khả dụng sinh học của Ciprofloxacin khoảng 70 – 80%. trong máu đạt được sau khi đưa thuốc 60-90 phút. Có nồng độ cao tại những vị trí nhiễm trùng chẳng hạn như trong các dịch của cơ thể và trong các mô.
  • Sau khi truyền tĩnh mạch, 75% liều được ùng sẽ bị bài tiết qua nước tiểu và thêm 14% qua phân. Hơn 90% hoạt chất sẽ bị bài tiết trong 24 giờ đầu tiên..

Thời gian sau khi kết thúc truyền và uống thuốc 30 phút1 giờ 2 giờ 4 giờ 8 giờ12 giờ100 mg TM.

Thời gian bán hủy trong huyết thanh khoảng 4 giờ.

Phân bố được hằng định  xấp xỉ 2,8 l/kg.

Độ gắn kết protein xấp xỉ 30%.

Thành phần NaCl dung dịch truyền 900 mg/100 ml.

3.Tương tác thuốc:

Ciprofloxacin có thể gây tương tác khi sử dụng với một số loại thuốc sau:

  1. Nếu dùng đồng thời cùng với các thuốc chống viêm không steroid (như indomethacin, ibuprofen,…) sẽ làm gia tăng các tác dụng phụ của thuốc ciprofloxacin.
  2. Nếu dùng cùng một số thuốc gây độc tế bào (như doxorubicin, cytosin arabinosid, cyclophosphamid, vincristin, mitozantrone) sẽ khiến độ hấp thu ciprofloxacin có thể bị giảm đi một nửa .
  3. Sử dụng cùng với thuốc chống toan có magnesi và nhôm sẽ làm giảm khả dụng sinh học và giảm nồng độ trong huyết thanh của ciprofloxacin. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng ciprofloxacin với các thuốc chống toan cách xa nhau (nên uống thuốc chống toan trước khi uống ciprofloxacin từ 2 – 4 giờ). Tuy cách này cũng chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề.
  4. Nếu sử dụng cùng với didanosin, sẽ khiến nồng độ ciprofloxacin bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, người bệnh nên uống ciprofloxacin trước didanosin 2 giờ hoặc sau didanosin 6 giờ để đảm bảo hiệu quả.
  5. Sử dụng đồng thời sucralfat cũng làm giảm hấp thu của ciprofloxacin. Người bệnh nên uống kháng sinh trước khi sử dụng sucralfat từ 2 – 6 giờ.
  6. Nếu dùng đồng thời ciclosporin và Ciprofloxacin có thể gây tăng creatinin huyết thanh nhất thời. Vì vậy, người bệnh nên kiểm tra creatinin huyết mỗi tuần 2 lần khi sử dụng 2 loại thuốc này.
  7. Sử dụng ciprofloxacin cùng với theophylin có thể gây ra tình trạng tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh. Do đó, người bệnh cần kiểm tra nồng độ theophylin trong máu. Và nếu buộc phải dùng 2 loại thuốc này thì có thể giảm liều theophylin.
  8. Sử dụng Ciprofloxacin phối hợp với Warfarin có thể gây hạ prothrombin. Người bệnh cần kiểm tra thường xuyên prothrombin huyết để có điều chỉnh liều thuốc chống đông máu cho phù hợp.

4.Những lưu ý khi sử dụng Ciprofloxacin:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, buộc phải dùng tới Ciprofloxacin mà không có kháng sinh khác thay thế.

Thời kỳ cho con bú: Tuyệt đối không nên dùng thuốc giai đoạn này. Bởi Ciprofloxacin sẽ tích lại ở trong sữa mẹ và nó có thể đạt đến nồng độ quá mức cho phép, từ đó gây nhiều tác hại cho trẻ. Trong trường hợp người mẹ buộc phải dùng thuốc thì nên ngừng việc cho con bú.

  • Trẻ em

Cẩn thận khi sử dụng cho trẻ em khi thật cần thiết . Tuy nhiên, do thuốc có độc tính, nên khi sử dụng ở trẻ em cần hết sức thận trọng.

Thuốc này ở dạng viên nén hoặc lỏng có thể được sử dụng để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh than sau khi phơi nhiễm ở trẻ em và dùng để điều trị nhiễm trùng thận nghiêm trọng.

  • Người cao tuổi

Trường  hợp bệnh nhân cao tuổi thường có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, thận hoặc có vấn đề về gân nghiêm trọng (bao gồm đứt gân). Do đó cũng cần thận trọng khi dùng ciprofloxacin.

  • Dị ứng

Nếu bạn đã từng bị dị ứng hay có bất kỳ phản ứng bất thường nào với thuốc này và kế cả với các loại thuốc khác (chẳng hạn như thuốc nhuộm, thực phẩm, động vật, chất bảo quản,…)

 

Lưu ý khi sử dụng Ciprofloxacin cho con bú

5.Bảo quản

Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Nên bảo quản thuốc Ciprofloxacin ở những nơi thoáng mát, không ẩm ướt, nhiệt độ không cao vượt quá 25 độ C.Tránh ánh sáng.Giữ thuốc ở vị trí tránh xa khỏi tầm với của trẻ em nhỏ

Nguồn tham khảo:

  1. https://centerforhealthreporting.org/.
  2. Dược thư quốc gia 2018.

Bài viết & sưu tầm : DS.CKI Lý Thanh Long

Xem thêm: duochocvietnam.edu.vn

Share this post