1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những tác dụng tuyệt vời từ lá cây bạc hà

Bạc hà là một loại cây thảo mộc rất dễ chăm sóc, có hương thơm dễ chịu và thường được chiết xuất để làm tinh dầu. Ngoài ra, đây cũng là loại cây rất tốt cho sức khỏe.

Những tác dụng tuyệt vời từ lá cây bạc hà

Những tác dụng tuyệt vời từ lá cây bạc hà

Cây bạc hà là cây gì?

Bạc hà (tên tiếng anh là Mint) là một loại cây thân thảo, sống rất lâu năm, thân thường có màu xanh hoặc tím, lá hình trứng thon dài và có nhiều răng cưa xung quanh mép. Toàn thân cây bạn hà thương có một mùi hương cay cay, khá quyến rũ và mang đến cảm giác dễ chịu. Bạc hà là một loại cây làm thuốc chữa bệnh khá dễ trồng và dễ chăm sóc, chỉ cần cắt một nhánh cây nhỏ, cho vào ly hoặc lọ nước, ngâm khoảng 10 ngày là cây đã tự mọc rễ và phát triển. Nhiều người thường nhầm bạc hà với cây húng lủi ở nước, tuy nhiên đây chỉ là hai giống cây cùng họ và có vẻ ngoài hơi giống nhau chứ không phải cùng một loại.

Bạc hà á là cây lâu năm thân thảo, cao đến 10–60 cm (đôi khi đạt đến 100 cm). Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2–6,5 cm và rộng 1–2 cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. Hoa màu tím nhạt (đôi khi màu trắng hoặc hồng), mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3–4 mm

Những tác dụng của cây bạc hà trong đời sống hàng ngày

Dưới đây là những tác dụng của cây bạc hà mà bạn có thể chưa biết:

Giảm cân, làm đẹp

Từ lâu, lá bạc hà đã trở thành một trong những nguyên liệu giúp giảm cân, làm đẹp khá dễ tìm, được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Giảng viên nhờ có tác dụng hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất lá bạc hà sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu giảm cân của mình. Lá bạc hà đem giã nát đắp lên những vùng da bị mụn hoặc sẹo do mụn sẽ giúp các nốt mụn và sẹo thâm biến mất trả lại làn da sáng, đẹp cho bạn. Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp lá bạc hà xay nhuyễn với mật ong để bôi lên da nhằm làm sạch và giúp se khít lỗ chân lông.

Tăng cường hệ thống miễn dịch, trị ho, cảm mạo, nhức đầu

Trong nhiều cuốn cẩm nang sức khỏe có ghi bạc hà có chứa khá nhiều các hoạt chất như canxi, vitamin B và kali, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi bị nhức đầu, ho, cảm mạo bạn chỉ cần lấy 6g lá bạc hà cùng với 6g kinh giới, 6g hành hoa, 5g phòng phong, 4g bạch chỉ đem hãm với nước sôi trong vòng 20 phút, uống khi còn nóng. Sau đó đắp chăn và nằm nghỉ ngơi sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.

Làm sạch đường hô hấp, trị viêm xoang, hen suyễn

Nhờ chứa nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid, bạn chỉ cần lấy 1 vài giọt tinh dầu bạc hà (có thể thay bằng lá bạc hà tươi) pha với nước sôi xông hơi trực tiếp sẽ giúp làm sạch xoang mũi bị tắc và chống nhiễm trùng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh bạc hà giúp điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.

Trị buồn nôn

Khi đi tàu, xe, máy bay, nhiều người thường được khuyên nên sử dụng một ly trà bạc hà nóng để tránh buồn nôn. Bạn cũng có thể cho 3–4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay để hít hà sẽ giúp tâm trạng thoải mái và ít nôn hơn.

Những tác dụng của cây bạc hà trong đời sống hàng ngày

Những tác dụng của cây bạc hà trong đời sống hàng ngày

Khử mùi hôi trong nhà, xua đuổi côn trùng

Trong nhiều chương trình sức khỏe làm đẹp có chỉ ra việc cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông hơi, để hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa khắp nhà, toàn bộ mùi hôi sẽ bị khử sạch giúp đem đến cảm giác dễ chiu, thoải mái cho bạn. Trồng bạc hà trong nhà hoặc phun tinh dầu bạc hà pha loãng với nước cũng giúp xua đuổi côn trùng cực kì hiệu quả.

Giảm hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở nhiều người, khiến bạn cảm thấy mất tự tin và ngại giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này bạn nên nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà hoặc uống 1 ly trà bạc hà sau khi ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi.

Chữa trầm cảm, làm giảm stress

Một số hoạt chất đặc biệt trong lá bạc hà có tác giúp tâm trạng của bạn ổn định và kích thích giác quan cũng như khiến bạn năng động hơn. Uống một ly trà bạc hà vào ban đêm cũng giúp bạn dễ ngủ và giảm stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Nguồn: duochocvietnam.edu.vn

Share this post