Levofloxacin là thuốc kháng sinh diệt khuẩn, được chỉ định điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm da tiếp xúc, viêm bàng quang, viêm đường sinh dục, viêm tuyến tiền liệt, viêm thận và viêm đường tiết niệu.
- Những điều cần biết về thuốc tim mạch Digoxin
- Nizatidine thuốc điều trị viêm loét dạ dày và những lưu ý khi sử dụng
- Entecavir thuốc kháng virus điều trị viêm gan B và những lưu ý khi sử dụng
Levofloxacin là thuốc điều trị bệnh lý do nhiễm vi khuẩn
1.Levofloxacin là thuốc gì
DSCK1.NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Levofloxacin là kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon (Quinolon), có tác dụng diệt khuẩn thông qua cơ chế là ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt động của enzyme topoisomerase II (ADN gyrase) và/ hoặc topoisomerase IV. Từ đó ức chế quá trình sao chép, phiên mã, sửa chữa DNA của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
Levofloxacin là đồng phân L-isome của Ofloxacin, có tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp 8 -128 so với đồng phân D-isome và tác dụng mạnh gấp khoảng 2 lần so với Ofloxacin racemic. Levofloxacin cũng như các thuốc fluoroquinolon khác là kháng sinh có phổ tác dụng rộng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Levofloxacin giống như Sparfloxacin có tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn kỵ khí tốt hơn so với các fluoroquinolon khác như Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Enoxacin, Lomefloxacin. Tuy nhiên Levofloxacin và Sparfloxacin có tác dụng trên vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa yếu hơn so với Ciprofloxacin.
Phổ kháng khuẩn:
Levofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, hiệu lực diệt khuẩn mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn nhạy cảm như vi khuẩn Gram âm và Gram dương:
Vi khuẩn Gram âm ưa khí: Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenza, Klebsiella pneumonie, Legionalla pneumophila, Moraxella catarralis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii, Branhamella catarrhalis, Borderella pertussis, Klebsiella pneumoniae, Legionella, Campylobacter, Citrobacter freundii, Morganella morganii, Neisseria pasteurella, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia, Salmonella serratia, Shigella và các loài khác như Chlamydia pneumoniae, Mycopasma pneumoniae.
Vi khuẩn Gram dương ưa khí: Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus coagulase, Staphylococcus pneuminiae, Streptococcus pneumoniae, Chlamydi trachomatis, Mycoplasma pneumoniae, Ureaplasma urealyticum, Mycobacterium leprae, Mycobacterium tuberculosis, Micrococcus sp., Enterococcus faecalis.
Vi khuẩn kỵ khí: Mobiluncus, Propionibacterium acnes, Fusobacterium, peptostreptococcus, Bacteroid fragilis, Prevotella.
Hiện tượng đề kháng:
Hiện nay, do Levofloxacin sử dụng điều trị nhiễm khuẩn nhiều trên lâm sàng, hiện tượng kháng thuốc của nhóm Fluoroquinolon đã tăng lên, đặc biệt trên các chủng vi khuẩn Gram dương ưa khí như Enterococcus faecium, Staphylococcus meti-R, Staphylococcus coagulase âm tính meti-R, Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn Gram âm ưa khí như Pseudomonas aeruginosa, Neisseria gonorrhoeae.
Kháng thuốc phát triển trong quá trình điều trị thông qua cơ chế như các đột biến ở các gen của nhiễm sắc thể của vi khuẩn mã hoá DNA-gyrase như gyr-A hoặc enzyme topoisomerase thay đổi cấu trúc của vi khuẩn hoặc thông qua vận chuyển thuốc tích cực ra khỏi tế bào. Hoặc do có sự kháng chéo giữa Levofloxacin và các fluoroquinolon khác.
Dược động học:
Levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, thức ăn ít ảnh hưởng đến sự hấp thu của Levofloxacin. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 – 2 giờ, sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99% – 100%.
Levofloxacin được phân bố rộng rãi trong cơ thể như niêm mạc phế quản, lớp dịch lót phế nang, đại thực bào phế nang, mô phổi, dịch của các nốt bỏng rộp ở da, mô tuyến tiền liệt, nước tiểu. Nhưng Levofloxacin khó thấm vào dịch não tủy. Tỷ lệ gắn kết vào protein huyết tương khoảng 30 – 40%.
Levofloxacin rất ít bị chuyển hóa qua gan trong cơ thể. Chất chuyển hóa của Levofloxacin là Levofloxacin N-oxid và desmethyl-Levofloxacin ít có tác dụng sinh học.
Levofloxacin được thải trừ qua nước tiểu khoảng 87% ở dạng không biến đổi và qua phân khoảng 12,8%.Thời gian bán thải của Levofloxacin từ 6 – 8 giờ.
2.Dạng thuốc và hàm lượng của Levofloxacin
Thuốc tân dược Levofloxacin được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là
Viên nén bao phim có hàm lượng: 250 mg; 500 mg; 750 mg.
Dung dịch tiêm truyền: Chai 250 mg/50 ml; 500 mg/100 ml; 500 mg/20 ml; 750 mg/150 ml.
Dung dịch thuốc nhỏ mắt: Lọ 5ml chứa 0,5% Levofloxacin, Lọ 5ml chứa 1,5% Levofloxacin.
Brand name: Cravit tab, Cravit Ophthalmic, Tavanic , Cravit IV.
Generic: Triflox, Levoflox, L-Stafloxin, Levofloxacin STADA, Rohto Levoflor, Sunfloxacin, Levofloxacin-US, LVZ Zifam, Sanuflox, Daewonlefloxin, Floxaval, Lodnets, Olcin, Lecinflox Oph, Tigeron Tablets, Volfacine, Qunflox, Maclevo, Alembic Lamiwin, Amflox, Levotrot, Reslevo I.V, Levite Infusion, Livran Tablets, Lovoxine, Voxel, Ozanier, Medoxasol , Levobact eye drops, Quinotab, Teravox, Terlev, Levibact, Miracin, Nexquin, Safelevo, Lamiwin, Rotifom, Eurolivo, Mincom, Grepiflox, Nirdicin, Bisnang Ophthalmic Solution, PVFlox, Lenmital tab., Skaba, Skatamine, Tamiram, Euroflox, Zilee, Levoflacin, Getzlox Intravenous Infusion, Getzlox Tablets, Glevonix, Glevonix I.V., Eurolocin, Davore Tablets, Olecin, Navedro Eye Drops, Levojack, LevojackTablets, Levin Tablets, Philenasin Tab., Feomin Tablet.
3.Thuốc Levofloxacin được dùng cho những trường hợp nào
- Điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin như:
- Viêm xoang cấp
- Đợt cấp viêm phế quản mạn.
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng.
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
- Viêm đường tiết niệu có biến chứng hoặc không.
- Viêm thận, viêm bể thận.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da có biến chứng.
- Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.
- Điều trị nhiễm khuẩn mắt như viêm kết mạc do nhiễm các chủng vi khuẩn nhạy cảm: Haemophilus influenzae, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae.
Viêm phổi mắc phải cộng đồng thường do nhiễm phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae
4.Cách dùng – Liều lượng của Levofloxacin
Cách dùng:
Thuốc dạng viên dùng đường uống trong hoặc xa bữa ăn.
Lưu ý: Các antacid có chứa nhôm và magnesi, hoặc chế phẩm có chứa kim loại như canxi, sắt, nhôm, magnesi, kẽm, sucralfat, didanosin phải được uống trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống Levofloxacin.
Lưu ý: Levofloxacin làm cho da sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng và có thể bị bỏng, rát hoặc phòng rộp trong thời gian điều trị. Cần bảo vệ da tránh ánh nắng trực tiếp trong thời gian điều trị bằng Levofloxacin bằng các biện pháp đề phòng như tránh tắm nắng, dùng kem chống nắng có chỉ số cao, đội mũ và mặc áo dài tay và quần dài.
Thuốc nhỏ mắt: Nhỏ vào mắt bị nhiễm khuẩn.
Dung dịch tiêm truyền: Levofloxacin truyền tĩnh mạch chậm. Liều 250 mg hoặc 500 mg thường truyền trong thời gian 60 phút, liều 750 mg truyền trong thời gian 90 phút. Không được tiêm truyền nhanh, vì nếu truyền nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp. Levofloxacin không được dùng tiêm bắp, tiêm dưới da, hoặc tiêm vào ống sống hoặc tiêm phúc mạc.
Lưu ý: Dung dịch tiêm Levofloxacin với nồng độ 5 mg/ml trong dextrose 5%, có thể dùng ngay không cần pha loãng. Dung dịch tiêm Levofloxacin với với nồng độ 500 mg/20ml thì bắt buộc phải pha loãng trong với dung dịch pha tiêm theo quy định của nhà sản xuất thành dung dịch tiêm có nồng độ 5 mg/ml trước khi sử dụng. Một số dung dịch pha tiêm như dung dịch dextrose 5%, natri clorid 0.45%, nước cất pha tiêm.
Liều dùng:
Người lớn trên 18 tuổi:
Viêm xoang cấp: Uống 500 mg/lần/ngày, dùng trong 10 – 14 ngày.
Ðợt cấp viêm phế quản mạn: Uống 250 – 500 mg/lần/ngày, dùng trong 7 – 10 ngày.
Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Uống 500 mg/lần x 1 – 2 lần/ngày, dùng trong 7 – 14 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận – bể thận: Uống 250 mg/lần/ngày, dùng trong 7 – 10 ngày.
Nhiễm khuẩn da & mô mềm: Uống 500 mg/lần x 1 – 2 lần/ngày, dùng trong 7 – 14 ngày.
Suy thận (ClCr < 50ml/phút): Cần giảm liều. Liều ban đầu khuyến cáo 500 mg/24 giờ khi dùng cho bệnh nhân suy thận, liều tiếp theo nên được điều chỉnh dựa trên độ thanh thải Creatinin.
Thuốc nhỏ mắt: Liều khởi đầu, nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn, mỗi 2 giờ khi thức, có thể lên đến 8 lần/ngày, dùng trong 1 – 2 ngày. Từ ngày 3 đến ngày 7: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn, mỗi 4 giờ khi thức, có thể lên đến 4 lần/ngày.
Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh tham khảo, tuỳ thuộc vào tuổi, tình trạng, mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng cụ thể, cách dùng và thời gian điều trị để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Levofloxacin
Nếu người bệnh quên một liều Levofloxacin nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.
6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Levofloxacin
Người bệnh dùng quá liều Levofloxacin thường có triệu chứng lâm sàng như lú lẫn, chóng mặt, giảm ý thức, các cơn co giật, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, nôn, loét niêm mạc ở dạ dày – ruột, rối loạn vị giác, co giật, ảo giác, run rẩy.
Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Rửa dày dày ruột và loại thuốc ra khỏi đường hoá bằng biện pháp thích hợp nếu dùng đường uống. Đồng thời theo dõi chặc chẻ chức năng thận, các biểu hiện thần kinh và làm điện tâm đồ để theo dõi khoảng QT. Levofloxacin không có hiệu quả loại ra khỏi cơ thể bằng thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Levofloxacin
1.Thuốc Levofloxacin không được dùng cho những trương hợp sau:
- Người có tiền sử mẫn cảm với Levofloxacin hoặc các quinolon khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 18 tuổi, vì Ofloxacin gây thoái hóa sụn khớp.
- Người bệnh động kinh.
- Người mang thai và cho con bú, vì Ofloxacin gây thoái hóa sụn khớp.
- Người bệnhcó tiền sử đau gân, đau cơ liên quan với việc sử dụng luoroquinolone.
- Người thiếu hụt glucose-6-phosphat-deshydrogenase (G6PD).
2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Levofloxacin cho những trường hợp sau:
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở những đối tượng người trên 65 tuổi, người bệnh đang dùng corticoid kể cả dạng hít. Vì Levofloxacin gây viêm gân đặc biệt là gân gót chân (Achille), có thể dẫn tới đứt gân và xuất hiện ở cả hai bên, xuất hiện ở 48 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu dùng thuốc. Cần theo dõi và và điều chỉnh liều theo mức lọc cầu thận.
- Lưu ý với tác dụng phụ gây gây thoái hóa sụn ở khớp khi sử dụng Levofloxacin ở Levofloxacin.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở người bệnh bị nhược cơ vì các biểu hiện có thể nặng lên.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở liều đầu tiên, có thể gặp các phản ứng bất lợi về thần kinh như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác, ác mộng, đau đầu, mất ngủ, hiếm gặp có ý định hoặc hành động tự sát.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở người có các bệnh lý trên thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch não do có thể tăng nguy cơ co giật.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin xảy ra các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm, thậm chí sốc phản vệ.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở người bệnh đái tháo đường đang sử dụng một thuốc hạ đường huyết hoặc với insulin có thể gây rối loạn chuyển hóa đường.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở người bệnh viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile có thể xảy ra ở tất cả các mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở người bệnh mẫn cảm với ánh sáng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh hoặc tia UV trong thời gian điều trị và trong 48 giờ sau khi kết thúc điều trị.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở người bệnh có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, III, đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp do thuốc làm tăng khoảng QT, người bệnh suy thận, người bệnh bị hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc, người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu warfarin, người bệnh nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến hoại tử gan hoặc suy gan đe dọa tính mạng, người bệnh suy giảm thị giác.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin gây ra các phản ứng có hại nghiêm trọng không hồi phục và gây tàn tật như viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương.
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng Levofloxacin ở người bệnh có tiền sử dị ứng với tá dược tartrazin trong thành phần thuốc.
- Lưu ý với phụ nữ có thai, Levofloxacin phân bố được vào nhau thai gây độc hai cho thai nhi. Khuyến cáo không sử dụng Levofloxacin trong thời kỳ mang thai.
- Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Levofloxacin có bài tiết qua sữa mẹ, gây tổn thương sụn khớp ở trẻ nhỏ khi bú sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng thuốc Levofloxacin ở người mẹ đang cho con bú.
- Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Levofloxacin có thể gây ra tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, nhìn mờ, rối loạn thị giác, ảo giác, giảm khả năng tập trung.
8.Thuốc Levofloxacin gây ra tác dụng phụ nào
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, mất ngủ, tăng enzym gan (ALT/AST, phosphatase kiềm, CGT).
- Ít gặp: Lo lắng, lú lẫn, kích động, chán ăn, buồn ngủ, run, rối loạn vị giác, nhiễm nấm bao gồm nhiễm nấm Candida, bội nhiễm các vi sinh vật không nhạy cảm với thuốc, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.
- Hiếm gặp: Nhạy cảm ánh nắng, đau sưng khớp, đau cơ, đau gân, đau bụng, thay đổi thị giác, phản ứng dị ứng. Rất hiếm gặp như động kinh, rối loạn tinh thần, đau ngực, rối loạn nhịp tim, bồn chồn, lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt, vàng da, bội nhiễm khi dùng kéo dài.
Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Levofloxacin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Levofloxacin, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
9.Levofloxacin tương tác với các thuốc nào
Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin, didanosin: Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu Levofloxacin, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị của Levofloxacin. Nên uống cách xa Levofloxacin ít nhất 2 giờ.
Theophylin: Khi sử dụng đồng thời với Levofloxacin, làm tăng nồng độ và tăng độc tính của Theophylin trong huyết tương. Cần theo dõi nồng độ Theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với Levofloxacin.
Warfarin và thuốc chống đông kháng vitamin K khác: Levofloxacin làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu. Cần giám sát chặt chẽ khi dùng chung.
Thuốc chống viêm không steroid: Làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với Levofloxacin.
Thuốc hạ đường huyết: Dùng đồng thời với Levofloxacin, làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, cần giám sát chặt chẽ.
Vắc xin thương hàn, Vắc xin kháng lao BCG, mycophenolat, sulfonylurê: Giảm tác dụng khi dùng đồng thời với Levofloxacin.
Fenbufen: Làm tăng nồng độ Levofloxacin khoảng 13% khi được sử dụng chung.
Probenecid, Cimetidin: Levofloxacin bị giảm thải trừ qua thận khi dùng đồng thời với probenecid (giảm 34%) hoặc cimetidin (giảm 24%) do hai thuốc này ức chế sự bài tiết qua ống thận của Levofloxacin. Cần thận trọng dùng chung ở những bệnh nhân suy thận.
Ciclosporin: Làm tăng thời gian bán thải của Ciclosporin khoảng 33% khi dùng đồng thời với Levofloxacin.
Thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống trầm cảm ba vòng, kháng sinh nhóm macrolid, thuốc chống loạn thần: Làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ khi được dùng chung với Levofloxacin.
Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất hoặc thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.
Hãy báo với bác sĩ của bạn những thuốc bạn đang dùng
10.Bảo quản Levofloxacin như thế nào
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Levofloxacin được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
- Drugs.com: https://www.drugs.com/levofloxacin.html
- Medicines.org.uk: https://www.medicines.org.uk/emc/product/6129/smpc
XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN