1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (99 votes, average: 1,02 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

​​Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu protein

Protein có thể coi là chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu của cơ thể, đóng vai trò trong sự tăng trưởng và duy trì tế bào mô, cũng như đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất…. Với những chức năng đó nên protein là một chất không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời việc nhận biết cơ thể có đang thiếu hụt protein cũng rất quan trọng.

 

Protein là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe

1. Lượng protein mà cơ thể cần là bao nhiêu?

Theo giảng viên Cao đăng Dược TPHCM cho biết: Mỗi ngày, bạn cần bổ sung tối thiểu 10% lượng calo hàng ngày từ protein để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất. Đối với người trưởng thành, cần khoảng 45g protein mỗi ngày ở nữ giới và cần khoảng 52g protein mỗi ngày ở nam giới. Protein có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và đồng thời cũng có nhiều cách khác nhau để bạn cung cấp lượng protein dồi dào vào cơ thể chẳng hạn như:

  • Vào buổi sáng, ăn 1 hộp sữa chua Hy Lạp ít béo 6 ounce sẽ dung nạp khoảng 17g protein vào cơ thể
  • Vào bữa trưa, ăn 1 phần ức gà không da sẽ dung nạp cho cơ thể khoảng 25g protein;
  • Vào bữa tối, ăn một chén đậu đen bổ sung vào cơ thể khoảng 15g protein.

2. Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu protein

  • Sưng tấy

Sưng tấy, phù nề chính là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy cơ thể bạn đang thiếu protein. Thường xuất hiện phù nề ở các vị trí như vùng bụng, chân, bàn tay, bàn chân. Phù nề có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể đến từ nguyên nhân là do bình thường protein lưu thông trong máu (nhất là albumin) giúp giữ chất lỏng không tích tụ trong các mô, nên nếu thiếu protein, các chất lỏng sẽ tích tụ dẫn đến việc sưng tấy trên cơ thể. Khi có phù nề, bạn nên đến cơ sở y tế khám để có thể tìm được nguyên nhân chính xác  và được điều trị đúng cách.

  • Thay đổi tâm trạng

Tâm trạng thay đổi không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu protein. Não bộ sử dụng chất dẫn truyền thần kinh để chuyển tiếp các thông tin giữa tế bào, và một số chất dẫn truyền thần kinh được tạo từ axit amin (cấu tạo của protein). Vậy nên, chế độ ăn uống không đủ protein sẽ làm cơ thể bạn không tạo đủ chất dẫn truyền thần kinh, điều đó khiến cho cách thức hoạt động của não bộ thay đổi, theo đó tâm cũng thay đổi thất thường.

  • Gặp vấn đề về tóc, móng và da

Các loại protein như elastin, keratin và collagen tham gia vào quá trình hình thành tóc, móng, da. Nên khi cơ thể không có đủ protein, bạn có thể gặp các tình trạng như tóc giòn, mỏng, da khô và bong tróc hay có đường hằn sâu trên móng tay. Tuy nhiên, có vài trường hợp vấn đề tóc, móng, da không đến từ chế độ ăn uống, nhưng nếu có xuất hiện những dấu hiệu này, hãy vẫn nên lưu ý xem có phải bản thân đang bị thiếu protein hay không.

Thiếu protein khiến da bong tróc

  • Yếu ớt và mệt mỏi

Theo cẩm nang sức khoẻ cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi là một trong các dấu hiệu thiếu hụt protein. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần một tuần không cung cấp đủ protein sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ chịu trách nhiệm về tư thế và chuyển động của cơ thể bạn, nhất là với người lớn hơn 55 tuổi. Thiếu protein trong thời gian dài sẽ khiến bạn mất đi khối lượng cơ bắp, và giảm sức mạnh, khó giữ thăng bằng cũng như làm chậm đi quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, có thể khiến cơ thể thiếu máu khi các tế bào không nhận đủ oxy, và sẽ khiến cơ thể mệt mỏi.

  • Cảm giác đói

Protein là chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu bạn có cảm giác đói và muốn ăn nhiều mặc dù đã ăn bữa chính, đó cũng là dấu hiệu của cơ thể đang thiếu protein. Nếu bạn ăn chế độ đầy đủ protein sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

  • Vết thương lâu lành

Với những người thiếu protein thường các vết thương và bầm tím cần rất nhiều thời gian để lành. Bong gân và các chấn thương khác liên quan đến vận động sẽ cần nhiều thời gian để lành hơn so với người ăn đầy đủ protein. Bởi collagen là một protein có trong các mô liên kết cũng như da, nên nếu thiếu protein thì cơ thể sẽ không tạo đủ collagen, từ đó làm chậm quá trình hồi phục vết thương.

3. Đối tượng nào hay gặp tình trạng thiếu protein?

Những người ăn kiêng trong một thời gian dài khó có thể suy trì đủ lượng protein mà cơ thể cần.

Với đối tượng là người cao tuổi và bệnh nhân ung thư, nên cung cấp lượng protein phù hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu hụt protein gọi là kwashiorkor, tình trạng này diễn ra phổ biến ở những nước đang phát triển.

Theo giảng viên Liên thông cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng và thường xuyên tập luyện thể thao thì chắc chắn sẽ duy trì được một sức khỏe tốt. Nhưng đối với các vận động viên thường sẽ cần cung cấp hàm lượng protein gấp đôi người bình thường.

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post